Giới thiệu về Hồ Quyền - Huế
Hồ Quyền được xem là công trình "độc nhất vô nhị" không những ở Việt Nam mà cả ở châu Á.
Dưới thời nhà Nguyễn, voi là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực tối thượng tượng trưng cho triều đại nên phải luôn là kẻ chiến thắng, còn hổ đại diện cho thế lực quân địch hung tàn nên là kẻ thua cuộc. Theo ghi chép trong lịch sử, vào năm 1750, một cuộc đấu "vô tiền khoáng hậu" giữa voi và hổ được xem là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất vì từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, 40 con voi đã tàn sát 18 con hổ được thả ra để làm vật tế thần trong ngày hội.
Là một công trình lộ thiên hình vằn khăn có kiến trúc hoành tráng thời bấy giờ. Hổ Quyền được xây dựng vào năm 1830 (năm Minh Mạng 11), nhằm phục vụ với mục đích tổ chức những cuộc tranh đấu giữa voi và hổ. Sân đấu là một thảm cỏ hình tròn, quanh vòng tường thành có chỗ 5 vòng chuồng cọp. Vòng thành trong cao 5,9 m; vòng thành ngoài cao 4,75 m. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145 m, đường kính lòng chảo là 44 m. Vât liệu xây dựng bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa tốt. Khán đài vua ngồi ở mặt Bắc được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh và cơi nới ra sau tạo một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các quốc thích đại thần. Bên phải có hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích Hổ Quyền nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết những bậc cấp đi lên khán đài đều bị hư hỏng nhiều, gạch đá vỡ ra, sụt lún và được rào chắn lại với cảnh báo nguy hiểm...; nhưng nhìn tổng thể nó vẫn là một đấu trường còn tương đối nguyên vẹn, là chứng tích lịch sử cho những cuộc thư hùng lừng lẫy thuở xưa. Và chắc chắn vẫn có rất nhiều du khách không khỏi tò mò và ngạc nhiên khi đến với di tích này.
Cách đi: Hổ Quyền nằm trọng một cụm di tích như làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Điên Voi Ré, lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh và các di tích lân cận..