Giới thiệu về Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một thành phố có truyền thống, lịch sử và văn hóa lâu đời. Khu phố cổ và thành cổ thu hút du khách với vẻ cổ kính của các con phố nghề đặc trưng và các di tích nổi bật như Văn Miếu – Quốc Tử Giám . Trong khi đó, các công trình mới hơn như Khách sạn Sofitel Metropole in đậm dấu ấn thời kì Pháp thuộc. Khu phố Pháp có Nhà Hát Lớn và Chùa Một Cột, hai điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Các di tích và thắng cảnh khác ở Hà Nội gồm có Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây, Chùa Hương và các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Dân tộc học. Hà Nội còn nổi tiếng với những món ăn ngon và độc đáo.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI 

Thời gian tuyệt nhất để du lịch ở Hà Nội là từ tháng 9 đến tháng 11 hay từ tháng 3 đến tháng 4 lúc thời tiết êm dịu và ấm áp. Từ tháng 11 đến tháng 3 ít mưa hơn nhưng thời tiết có khi rét đậm rét hại, nhất là vào buổi tối. Còn từ tháng 5 đến tháng 9, tiết trời oi bức, thỉnh thoảng có mưa lớn. Tuy nhiên, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp khác nhau, bởi vậy, bạn đến Hà Nội vào mùa nào cũng đều có những sự đặc biệt nhất định.

MÙA THỜI TIẾT GIAO MÙA MÁT MẺ: THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 4

Đây là thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Bởi vậy thời tiết khá mát mẻ. Cây cối bắt đầu xanh tươi hơn, có những sắc màu của hoa ban khi tháng 3 tới, có màu trắng tinh khôi của hoa sưa. Rồi lại nao lòng khi tháng 4 đến với tinh khôi loa kèn trắng và mùa xà cừ, sấu đổ lá vàng. Cùng dulich24.com.vn ngắm những bức ảnh tuyệt vời dưới đây:

 

MÙA HÈ THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 7

Mùa này ở Hà Nội khá oi ả, tuy nhiên vào mùa hè vẫn có những cảnh sắc đặc biệt thu hút khách du lịch như sen Hồ Tây hay sắc tím của bằng lăng khắp phố phường, hay rực rỡ sắc đỏ của phượng về. 

 

MÙA THU TỪ THÁNG 8- THÁNG 11

Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, bởi sự tình tứ, e ấp, sự lãng mạn của lá vàng rơi và sắc trắng cũng như hương thơm của hoa sữa len lỏi khắp phố phường. 

 

MÙA ĐÔNG HÀ NỘI TỪ THÁNG 12- THÁNG 3

Mùa đông về cuốn đi cái ồn ào náo nhiệt, thay vào đó là những khung cảnh buồn, trầm mặc nhưng cũng đầy quyến rũ với mái ngói rêu phong, hàng cây thay lá... tất cả tạo nên nét yên bình, giản dị của mùa đông Hà Nội

 

ĐI LẠI, DI CHUYỂN 

Để đi lại tại Hà Nội du khách có thể sử dụng các phương tiện: đi bộ, xe đạp, xe gắn máy, xe bus, xe taxi.

Đi bộ: phù hợp cho những khu vực trung tâm nội ô Hà Nội như khu Phố cổ – Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn – Nhà thờ lớn hay khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Cột cờ – Hoàng thành Thăng Long – Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác – Phủ chủ tịch – Chùa một cột – Đền Quán Thánh – Hồ Tây – Chùa Trấn Quốc.

Xe đạp: với các điểm trong nội ô thành phố bạn có thể sử dụng xe đạp để di chuyển. Với các điểm ở ngoại ô thì tùy thời gian và sức khỏe.Xe máy: vẫn là phương tiện tiện lợi nhất khi đi du lịch ở Hà Nội.

Xe bus: Sử dụng xe bus để đi lại tại Hà Nội khá tiện lợi nhưng để đi tham quan du lịch thì bạn cân nhắc.

Xe taxi: Xe taxi tại Hà Nội có nhiều hãng khác nhau. Mỗi hàng lại có mức giá khác nhau. Một số hãng giá  có thể kể tới là: Thành Công, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hùng Vương, Hương Lúa, Mai Linh, Nội Bà…

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN

ĐIỂM ĐẾN Ở HÀ NỘI 

1, HỒ HOÀN KIẾM 

Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm là biểu tượng của Hà Nội. Gắn với lịch sử lâu đời, Hồ Hoàn Kiếm được coi là biểu tượng chứng kiến lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô. Hồ Hoàn Kiến – Đền Ngọc Sơn là danh thắng tự nhiên hàng đầu. Cả hai điểm du lịch này đều là những danh thắng bậc nhất của thủ đô.

 

2, VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Nếu ở Hà Nội coi Hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch gắn với thiên nhiên thì Văn Miếu Quốc Tử Giám được coi là điểm di tích lịch sử văn hóa. Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của thời đại nhà Lý và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước… Được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An là người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

3, QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Bên cạnh nhiều địa danh ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc, Quảng trường Ba Đình là địa danh nổi tiếng trong những trang sử hào hùng của dân tộc, cũng là nơi được nhiều người nhắc đến nhất khi du lịch Hà Nội do nằm trong khu vực Hoành Thành Thăng Long, gắn liền với khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh.

4, KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 

Nằm ngay cạnh quảng trường Ba Đình là khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích này đã trở thành khu tưởng niệm quan trọng liên quan đến 15 năm sống và làm việc của Chủ tich Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 9 năm 1969. Khu di tích gồm Lăng Bác, phủ chủ tịch, ao cá bác Hồ, vườn cây của bác, đường soài nơi bác tập thể dục mỗi sáng, ô tô bác đã dùng đi lại, ngôi nhà năm 1954, nhà sàn lịch sử biểu tượng cho sự giản dị, khiêm nhường và hết mực yêu thương đồng bào cả nước của Người. Cả khu vực đầy gió, nắng và những bông hoa thơm ngát từ những khu vườn xung quanh. Hàng triệu khách trong nước và quốc tế đã về đây tham quan, lắng nghe để học tập và ngưỡng mộ phẩm chất cao quý và tư tưởng của người Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.

5, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

Nhà thờ Lớn là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là một trong những công trình kiến trúc mang dấp dáng phương Tây đầu tiên được xây tại Hà Nội khoảng thế kỉ 11. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, gọi tắt là Tháp Báo Thiên, thuộc Chùa Sùng Khánh, hay Báo Thiên Tự, ở kinh đô Thăng Long. Nhà thờ lớn Hà Nội và khu Nhà Chung xưa thuộc khu đất của chùa Báo Thiên mà trong suốt các triều đại từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, nơi đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an. Trải qua thời gian và chiến tranh, tháp Báo Thiên của chùa đã bị đổ nát. Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhà thờ mới được xây trên khu đất của tháp Báo Thiên. Nhà thờ được xây xong vào năm 1886. Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

 

6, HỒ TÂY

Hồ Tây được người dân ví thân mật như lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 ha có đường vòng hồ lên đến 17km với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng… Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện “Hồ Tinh” thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ…. còn nhiều truyền thuyết về Hồ Tây nữa để đưa ra những cái tên khác nhau cho nó như Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ).

7, HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ thời kì trước Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Hoàng thành Thăng Long là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – chính thức trở thành báu sản của toàn nhân loại cần được khai thác tốt và được gìn giữ.

8, CHÙA MỘT CỘT

Chùa Một Cột là nhắc đến công trình được xây dựng với kiến trúc cổ cực kì độc đáo mà đến nay, năm chính xác năm xây dựng Chùa Một Cột vẫn được một số nhà sử học tranh cãi. Chỉ chắc chắn rằng Chùa được xây dựng rất lâu từ năm 1954 khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt mìn phá Chùa Một Cột với một tiếng nổ long trời nổ đất. Để bảo vệ nét đẹp của lịch sử, Bộ Văn hóa Việt Nam đã tiến hành trùng tu theo đúng lối kiến trúc cũ xuất phát từ đời nhà Lý, được coi là một lối kiến trúc nghệ cổ truyền. Chủa Một Cột đã được nhân dân giữ gìn cho đến ngày nay.

9, PHỐ CỔ HÀ NỘI 

Khu phố cổ Hà Nội, từng được các du khách phương Tây ví với thành Venice cổ kính, cho đến hôm hay vẫn là khu phố cổ xưa độc đáo ở Việt Nam. Khu phố cổ Hà Nội thường được gọi là khu 36 phố phường nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, có diện tích là 100 ha, được giới hạn phía bắc là đường Hàng Đậu, phía nam là các đường phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải, phía tây là đường Phùng Hưng.

Giới thiệu

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một thành phố có truyền thống, lịch sử và văn hóa lâu đời. Khu phố cổ và thành cổ thu hút du khách với vẻ cổ kính của các con phố nghề đặc ... Xem thêm
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên