Giới thiệu về Giáo xứ Mỹ Phước

Giáo Hạt Trà Lồng Phước Thọ B, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Anna (28/7) Số Giáo Dân: 2,600 Giáo Dân Năm thành lập: 1912 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Nicôla Đỗ Hoàng Thọ (6/2017) Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 16:00

Giáo Hạt Trà Lồng
Phước Thọ B, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Anna (28/7)
Số Giáo Dân: 2,600 Giáo Dân
Năm thành lập: 1912
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Nicôla Đỗ Hoàng Thọ (6/2017)
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 16:00
Giáo Hạt Trà Lồng
Phước Thọ B, Mỹ Phước, Mỹ Tú, Sóc Trăng
Số Giáo Dân:
2,600 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1912
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Nicôla Đỗ Hoàng Thọ (6/2017)

Lược sử Giáo xứ Mỹ Phước

I. KHAI SINH VÀ ĐỊA CHỈ

Vào khoảng năm 1986, cha Vincent Gonet đến nhậm sở Trà Lồng. Ít lâu sau, Ngài nghe biết có một số gia đình công giáo từ Mỹ Phước qua Trà Lồng dự lễ và chịu các Bí Tích. Qua những lần thăm hỏi con chiên, Ngài trăn trở đi tìm đất mới. Sau thời gian qua lại Mỹ Phước vài lần, Ngài nhận thấy xứ này tên đẹp đất lành, bổn đạo khá đông, nên quyết định dựng cờ Thánh Giá nơi đây. Năm 1904, Ngài tụ họp giáo dân lại, dựng nên ngôi nhà thờ nhỏ, đơn sơ với bốn căn lợp lá. Thế là họ đạo Mỹ Phước được khai sinh từ đó.

Khi ấy, Họ đạo gồm một số gia đình Công giáo ở hai bên bờ kinh nhỏ, gọi là kinh Trà Cú cạn. Trước năm 1975 thuộc ấp Long Quới, xã Mỹ Phước, quận Thuận Hòa, tỉnh Ba Xuyên, nên có lúc lương dân chung quanh gọi là Nhà thờ Long Quới, hoặc Nhà Thờ Phước Thọ vì Địa chỉ hiện nay là ấp Phước Thọ, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Địa bàn Họ đạo Mỹ Phước hiện nay gồm các Ấp Phước Thọ B,C, Phước Ninh, Phước Thuận, Phước Thới A, Phước Lợi A, Phước Lợi C, Xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú. Phía Đông giáp ranhh Họ Đạo Fatima, Đồng Lào.Tây giáp HĐ Ôven. Nam giáp HĐ Tân Thành, Sakeo. Bắc giáp ranh HĐ Dường Láng. Số Giáo dân là 2750 với khoảng 720 hộ . Họ đạo Mỹ Phước nay thuộc hạt Trà Lồng.

II. CÁC VỊ CHỦ CHĂN

1. Cha Vincent Gonet thành lập họ đạo năm 1904 : Khi cất nhà thờ xong, cha Vinc. Gonet chỉ định cha phó Lê Văn Hành qua coi họ đạo Mỹ Phước từ năm 1904 đến năm 1907.

2. Kê đến, Cha Trương Minh Sở coi sóc họ đạo từ năm 1907 đến năm 1910.

3. Cha Nguyễn Tri Giới tiếp tục dìu dắt họ đạo đến năm 1914. Thời gian này bổn đạo được gần 1000 người.

4. Năm 1916, cha Chế Thanh Trí đến với họ đạo. Song song với việc củng cố đức tin cho giáo dân, Ngài cũng khởi công xây cất nhà thờ bằng vật liệu vững chắc hơn thay cho ngôi nhà lá đã hư hỏng hết. Tuy nhiên, khi chưa hoàn thành thì Ngài đổi đi.

5. Năm 1920, cha Lê Công Nghị đổi lại. Ngài tiếp tục xây và hoàn thành nhà thờ vào năm 1921.

6. Năm 1922, cha Lê Kim Ngôn đến coi họ đạo Mỹ Phước được 5 năm.

* HỌ ĐẠO BỊ MỒ CÔI LẦN THỨ NHẤT: 7 năm (1927 – 1934)

Khi cha Ngôn đi rồi thì họ đạo Mỹ Phước chịu cảnh vắng bóng linh mục trong vòng 7 năm. Khi đoàn chiên không có vị chủ chăn, bổn đạo lâm vào cảnh bơ vơ buồn thảm. Thế nhưng, ý Chúa nhiệm mầu đã tạo một cơ may để tinh luyện đức tin cho con cái Ngài. Chính trong cảnh xa cha này, giáo dân mới cảm thấy cần gần Chúa như thế nào.

7. Mãi đến năm 1934, cha Mai Thành Đô được đến với họ đạo.

8. Năm 1937, cha Đỗ Hữu Kính đến dìu dắt họ đạo được 2 năm

* HỌ ĐẠO BỊ MỒ CÔI LẦN THỨ 2: 19 năm (1939-1958)

Khi cha Kính đi rồi thị họ đạo Mỹ Phước lâm vào cảnh bơ vơ côi cút. Khoảng thời gian này, thời cuộc khủng hoảng tao loạn, cuộc sống thăng trầm, thất mùa đói kém, giáo dân ly tán và họ đạo lạt lẽo thưa người. Năm ba tháng mới có cha sở Trà Lồng hoặc các cha lân cận đến ban bí tích một lần. Các cha có tới lui với họ đạo Mỹ Phước thời gian này được kể là: cha quản hạt Trà Cú, cha Nguyễn Chánh Trị, cha Đặng Minh Tâm, cha Nhâm, cha Triệu, cha Trần Tấn Phước, cha Trần Quang Nghiêm và cha Nguyễn Hữu Linh.

Đến năm 1956, trận bão lớn đã làm sập nhà thờ và trường học, giáo dân không còn nơi đọc kinh xem lễ nữa. Đến năm 1958, họ đạo như trải qua một mùa lạnh giá hiu quạnh. Dù vậy, hàng tuần giáo dân vẫn đông đủ tề tựu về nhà Chúa để sưởi ấm tâm hồn, để tuyên xưng niềm tin sắt đá.

9. Mãi đến năm 1958, mới có cha Carolo Huỳnh Tuấn Tú đến coi sóc đoàn chiên Mỹ Phước. Tuy nhiên, Ngài chỉ ở được 3 năm rồi lại đổi đi.

10. Cha Matthêu Trần Minh Sáng (1961 – 1975) : Tháng 5 năm 1961, Một trang sử mới của Họ đao Mỹ Phước bắt đầu, Cha Matthêu Trần Minh Sáng đến nhậm họ. Ngài chăm lo, bồi dưỡng, nung đúc tâm hồn đoàn chiên sau nhiều năm bơ vơ lạt lẽo. Đồng thời, Ngài lo tu bổ, chỉnh sửa khu vực nhà Chúa để them xứng đáng, khang trang. Ngôi nhà xứ đã được xây cất bằng vật liệu nặng và dự định xây ngôi nhà Chúa thật xứng đáng. Nhưng việc chưa thành thì Ngài lại phải ra đi sau biến cố 30.4.1975.

11. Cha Giuse Vũ Ngọc Bản (1975- 1983) : Ngày 10 – 07 – 1975, cha Giuse Vũ Ngọc Bản về lãnh sứ mạng chủ chăn họ Mỹ Phước. Trong hoàn cảnh khó khăn và lo sợ sau biến cố 30.4.1975. Ngài cố gắng đông viên,củng cố niềm tin, nung nấu lòng đạo cho giáo dân sau những ngày tinh thần băn khoăn xao xuyến.

– Tổ chức lại cơ cấu hội đồng giáo xứ để hoạt động Tông Đồ hữu hiệu hơn, qui tụ các Thiếu Nhi, nhen nhóm lại các giới, ca đoàn, mở các lớp giáo lý cho từng giới, đặc biệt cho trẻ em, tổ chức đọc kinh tại gia đình.

– 01.5.1975 : Cộng Đoàn Các Chị Mến Thánh Giá khai sinh tại Họ Đạo.

– Song song với việc chăm sóc, dìu dắt các linh hồn,Ngài cũng quan tâm đến việc phát triển họ đạo: Năm 1980, mặt tiền nhà thờ được tu sửa bằng vật liệu nặng, gần như hiện nay đang thấy.

– 30/ 11/ 1983: Cha Sở Giuse Bản và thầy Laurensô Hội bị tai nạn trên sông Mỹ Phước Trần An qua đời.

– 1984: thầy Matthêu Đinh Ngọc Mừng được sai về với họ đạo. Trong thời gian này, Cha Micae Võ Văn Thành đang coi sóc Fatima đến giúp Họ đạo thay măt cha quản hạt.

12. Cha Matthêu Đinh Ngọc Mừng (1988 – 1994) Năm 1988 Thầy Mat. Mừng chịu chức Linh Mục và được bổ nhiệm Cha sở Mỹ Phước.

* Trong năm này, cha lợp lại Nhà thờ, sửa lại bên trong nhà thờ.

* 1993: cha Mattheu Mừng xây dựng nhà thờ Oven.

13. Cha Micae Võ Văn Thành (1994 – 1999): Tháng 10 năm 1994 Cha Matthêu Đinh Ngọc Mừng và Cha Micae Võ Văn Thành đổi nhiệm sở cho nhau. Cha Micae đặc biệt thành lập các giới, các lớp giáo lý, cho bồi đắp và chỉnh trang đất thánh cho đỡ ngập nước, qui hoặch đất đai trồng tràm chung quanh Nhà thờ.

Thời gian này Họ đạo Mỹ Phước lần đầu tiên có thêm Cha Phó Giuse Nguyễn Thanh Khiết (10/1994 – 4/1996), sau đó là Cha GB. Châu Ngọc Phương (4/1996 – 3/2000) Năm 2000 Cha Phương qua biệt cư tại HĐ Đường Láng.

14. Cha Vinhsơn Nguyễn Đình Thịnh (11/1999): Ngày 18.11.1999 Cha Vinhsơn Nguyễn Đình Thịnh từ Nam Hải, về nhận sở Mỹ Phước. Cha Phó Giuse Nguyễn Vĩnh Phan về giúp Mỹ phước từ năm 2004 – 2007 – Rồi Cha Bêneđictô Hồ Văn Tải từ năm 2009.

– Về sinh họat mục vụ:

* Tổ chức sinh họat mục vụ đi vào trật tự nề nếp: mỗi gia đình một Sổ tay Sinh họat Họ đạo: Kinh lễ hằng ngày, hằng tuần, Hôn Phối, thăm viếng kẻ liệt hằng tuần, lịch tiếp giáo dân, hội họp, sinh họat, công tác HĐGX đều đặn hằng tháng.

* Kiện tòan các giới Gia Trưởng, Hiền Mẫu, Ca đòan, huấn luyện Giáo lý viên, lễ và sinh hoạt thiếu nhi mỗi tuần, tháng hè xin thầy giúp Thiếu Nhi.

* Rà soát và hoàn thiện sổ Gia đình công giáo, các sổ sách mục vụ, thống kê di dân, rối rắm …

* Lập Các Hội đòan đạo đức : Hội Dòng Cát Minh. MTG Tại Thế, TNTThể…Hội tương tế, mai táng.

– Về cơ sở vật chất, Ngài cho sửa sang và làm mới nhiều công trình :

* Sửa lại và xây mới phần lớn ngôi nhà Cha sở cũ, hiện nay nhường lại làm Nhà Các Dì MTG (1.11.2011)

* Chỉnh trang khôn viên Nhà thờ, Nhà xứ và làm Hàng rào.

* Sửa lại gian cung thánh, đóng trần Nhà thờ, đóng 100 bộ ghế mới

* Làm mới tháp chuông và Đài Đức Mẹ.

* Sửa lại Mặt tiền Nhà thờ.

* Làm Đài Thánh Giuse.

* Năm 2008, Được sự đồng ý của Đức Cha, Họ Đạo hiến cho Phòng Giáo Dục 3000m2 làm Trường THCS và Nhận lại Đất bên Nhà Xứ Cũ xây dẫy Nhà Giáo Lý và Phòng ăn phía sau hòan thành 2010.

* Tiến hành trong nhiều năm chỉnh trang Đất Thánh : Làm Đài Lễ, làm đường, bồi đắp, mở các lộ mới, qui họach đất trồng bạch đàn, lên líp, xẻ mương , trồng sao…

* Năm 2010: Xây Dựng Nhà Thờ Đường Láng.

* Xây lại Nhà Xứ mới, hoàn thành năm 2011 và di chuyển Nhà Xứ qua Nhà mới .

* Lợp lại mái Nhà thờ.

* Hoàn thành khuôn viên Nhà xứ mới, Xây Đài Thánh Martinô.(2014)

15. Hiện nay,

– Họ Đạo có Cha sở, Cha Phó, 2 Dì MTG/ST và Thầy Giúp năm, 30 GLV, 30 thành viên HĐGX, các giới GT,HM, Hội Dòng Ba Cát Minh, MTG/tại thế, Hội Thiện tử, 500 TN, 5 Ca đòan, Nhi Đồng cung thánh.

– Cơ sở kể là tạm ổn: Nhà Xứ, Đài Đức Me và tháp chuông, Đài Thánh Giuse, Đài Thánh Martinô, khuôn viên, Đất thánh.

– Cơ sở cần đại tu hoặc làm mới: Nhà Thờ.

III. NIỀM TRI ÂN

Nhìn lại dĩ vãng thăng trầm trong tuổi đời, họ đạo Mỹ Phước đã trải qua những lúc khóc khi cười. Thế nhưng, họ đạo vẫn được diễm phúc sống đến ngày hôm nay với những đi đầy nhựa sống. Phải chăng đó chính là nhờ ơn Chúa quan phòng dìu dẫn và công trời biển của những vị chủ chăn cùng với lòng quảng đại vô bờ của các vị ân nhân xa gần?

Họ đạo Mỹ Phước chúng con xin vô vàn tạ ơn Chúa. Đồng thời, chúng con cũng dâng lên niềm cảm mến sâu xa đến các vị chủ chăn và các vị ân nhân xa gần. Ước mong họ đạo Mỹ Phước chúng con mỗi ngày được tiến bước vươn lên: vừa là nơi tuơi đẹp, vừa là chỗ hạnh phúc, đúng như ước mơ của Cha ông chúng con khi chọn cái tên Mỹ Phước vậy

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên