Giới thiệu về Giáo xứ Kinh Ðức Bà

Giáo Hạt Trà Lồng Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang, Việt Nam Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Bà núi Carmêlô (16/7) Số Giáo Dân: 3,262 Giáo Dân Năm thành lập: 1882 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Albertô Lê Ngọc Bích Lịch Thánh lễ Thứ 7: 16:30 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:45, 15:30

Giáo Hạt Trà Lồng
Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang, Việt Nam
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Bà núi Carmêlô (16/7)
Số Giáo Dân: 3,262 Giáo Dân
Năm thành lập: 1882
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Albertô Lê Ngọc Bích
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 16:30
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:45, 15:30
Giáo Hạt Trà Lồng
Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang, Việt Nam
Số Giáo Dân:
3,262 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1882
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Albertô Lê Ngọc Bích
Lược sử Giáo xứ Kinh Ðức Bà

HỌ ĐẠO KINH ĐỨC BÀ

130 năm:(1880-2010)

A. NGUỒN GỐC HỌ ĐẠO KINH ĐỨC BÀ

1. Nguồn gốc khai sinh:

Nguồn gốc ban đầu khai sinh họ đạo Kinh Đức Bà, chính là sự quan phòng của Chúa. Khởi đầu do Lời Chúa kêu gọi, sai đi một tâm hồn trẻ trung, tràn đầy nhiệt thành với sứ mệnh truyền giáo, đó là Cha Vincent Victor Gonet[1]. Sau khi Cha nghe tiếng gọi của Chúa trong tâm hồn: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, cha từ Pháp đến Việt Nam truyền giáo.

Theo tư liệu M.E.P, Cha lên đường sang Việt Nam và đến lập một vài họ đạo tại Tây Đàng Trong, thuộc Cần thơ như Tham Tướng, Cái Quanh…, nhưng sau đó cha nhận định về công việc của mình, được ghi lại như sau: ‘Sau khi thành lập nhiều họ đạo, cha Gonet nhận thấy rằng những nhóm nhỏ, cô lập rải rác giữa người lương… không đáp ứng được yêu cầu. Vì nhiều lý do , mà cũng có thể không vì lý do gì, người Kitô hữu có thể bỏ đi dễ dàng, phân tán chỗ nầy chỗ kia, những người còn ở lại thì cũng chẳng sốt sắng và kiên trì. Vì thế cha quyết định tìm một vùng đất hoang rộng lớn để quy tụ hàng trăm Kitô hữu và dự tòng .

Cha nghĩ, nhờ được chăm sóc kỹ lưỡng, những cộng đoàn Kitô hữu được thành lập như thế sẽ sốt sắng; hơn nữa, sẽ trở thành ngọn đèn chiếu hằng ngàn tia sáng rạng ngời lên lương dân chung quanh. Vì thế, cha xin và dễ dàng được phép quản trị một vùng rừng rú rộng rãi, đầy thú dữ. Để cải tạo, cha Gonet bắt đầu làm việc cực lực trong niềm tin vào Chúa quan phòng. Cha phải đi vay vốn. Cha tìm chiên lạc. Nhiều dự tòng cũng đến vừa tiếp tay vừa học đạo. Cha chia đất, cha cực lực làm việc đế mau phát hoang và biến rừng rú thành ruộng lúa phì nhiêu.

Sau năm năm làm việc không ngừng, cha Gonet vui mừng tạ ơn Chúa vì những ơn lành tuôn tràn trên công việc của cha. Ba phần tư khu rừng đã được khai phá. Cộng đoàn Kitô hữu mới đã được thành lập đầy sức sống: hơn 500 Kitô hữu và tân tòng dưới bóng Thánh giá và dưới quyền vị mục tử-ân nhân được mọi người kính trọng.

Trước khi cha đến, Trà lồng là vùng rừng rú mênh mông. Tin vào Chúa và chỉ vì Chúa, cha muốn làm một điều gì còn lớn lao hơn Cổ Cò và Hưng Hội. Cha muốn thành lập một cộng đoàn Kitô hữu lớn cỡ từ 4000 tới 5000 tín hữu. Chánh quyền thừa nhận công việc của cha nên dễ dàng nhượng cho cha những vùng đất rộng cấp phát cho giáo dân và những người định cư với cha… Từ những ngày đầu tiên, đã có một số khá đông những Kitô hữu không nơi nương tựa tìm đến với cha. Người lương nghe tiếng cha cũng đến xin đất và hứa trở lại đạo. Cha Gonet cũng làm giống như ở Cổ Cò: đón nhận mọi người, giúp đỡ, nhưng thường cha phải đi vay nợ. Nhờ hoa màu tốt tươi, cộng đoàn Trà Lồng chẳng bao lâu trở thành một trong những điểm truyền giáo quan trọng nhất; trước trận bão 1904, Trà Lồng gồm hơn 2000 giáo dân…[2].

Sau khi họ đạo Trà Lồng đã hình thành, Cha tìm đến những giáo dân sống rải rác quanh vùng Trà Lồng. Cha qui tụ được trong khu vực nầy, có những gia đình Kitô hữu đầu tiên và dần dà thành lập họ đạo Kinh Đức Bà. Ban đầu có 6 gia đình; sau đó thêm 6 gia đình nữa. Những người đầu tiên đến, đó là:

1. Ông Câu Đắc (Nguyễn văn Đắc)
2. Ông Biện Suốt (Nguyễn văn Suốt)
3. Ông Từ Minh (Nguyễn văn Minh)
4. Ông Nguyễn văn Ơn
5. Ông Hương Chánh Kỷ (Ngô văn Kỷ)
6. Ông Thái bá Dược
7. Ông Biện Cương (Nguyễn văn Cương)
8. Ông Trần văn Sang
9. Ông Biện Cần (Phạm văn Cần)
10. Ông Thầy Tám Nay (Nguyễn văn Nay)
11. Ông Phạm Văn Giỏi
12. Ông Mai văn Lực

Trong những người đầu tiên nầy, có ông Thái bá Dược, là người lập nghiệp tại đây lâu hơn. Theo lời Ông Thái văn Hóa (sinh 1935), một anh em tôn giáo bạn cho biết, ông được nghe con ông Thái bá Tâm, là ông Thái bá Thạnh (sinh năm Mão-1903), cũng là người bác ruột của ông kể lại rằng:

Vào thời vua Dực Tông niên hiệu là Tự Đức (1848-1883), có ông Thái bá Túc (ngôi mộ hiện còn tại khu vực gần đất Thánh họ đạo Kinh Đức Bà) đã rời miền trung vào vùng nầy sinh sống. Trước đó, ông là quan triều đình Huế, không rõ vì sao rời bỏ triều đình để vào miền nam. Sau khi ở được một năm, triều đình Huế có sai người đi ngựa đến tìm, ông đi Huế khoảng 2 tháng, trở về và ở luôn tại Kinh Đức Bà cho tới chết. Ông có 3 người con trai là Thái bá Tâm, Thái bá Dõng và Thái bá Dược. Trong 3 người con nầy, chỉ có ông Thái bá Dược theo đạo công giáo (theo đạo từ khi còn trẻ) và kết hôn với bà Võ thị Sang. Con trai ông là Thái văn Thi, sau nầy sinh sống tại họ đạo Trà Lồng, còn con gái là Thái thị Khạo (hai Khạo) gả cho ông Phạm văn Giỏi và Thái thị Thọ (tư Thọ) gả cho ông xã Nhị (con ông Nguyễn văn Ơn).

Ngày nay, nhiều người tự hỏi, tại sao những cư dân đầu tiên dời vào ‘vùng sâu vùng xa’? Theo ông Thái văn Hóa (không Công giáo) cho biết, người lớn nói rằng, ngày xưa chưa có kinh xáng múc, và khu vực nầy vừa sâu vừa rộng, dân chúng gọi là ‘lung’ (marsh), Lung Ngọc Hoàng[3]. Ngoài ra, có khu vực nhà bà tư Như (Maria Lê thị Như) ngày nay, gọi là ‘lung Vạc Lục’, hoặc có nơi ít sâu hơn, nhỏ hơn gọi là bàu, như ‘Bàu Tràm’, ‘bàu Trăm’. Tuy gọi là lung, nhưng cũng có chỗ cao chỗ thấp, mùa mưa thì nước đầy; mùa khô thì có chỗ khô cạn, có chỗ còn nước. Vì thế, muốn ở thì phải đốn cây xốc nạng, làm nhà trên lung; và khi chọn chỗ ở, thường chọn nơi nào vào mùa khô có nước để uống.

Như vậy, vùng nầy là khu đất rộng mênh mông, không phân biệt được chỗ nào là ‘vùng sâu vùng xa’. Ông bà ngày xưa luôn tìm nơi nào tạm có điều kiện thuận lợi để sinh sống, nhất là sống gần nhau để tương trợ hoặc chống chọi với những hiểm nguy do thú rừng hoặc cái khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết.

Ngày nay, ‘Lung Ngọc Hoàng’ còn được gọi là Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Lung Ngọc Hoàng, là vùng đất ngập nước rộng đến 2.800 ha; và theo nghiên cứu tổng hợp, đây là nơi còn lưu giữ lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dạng độc đáo nhất cả nước hiện nay. Tại lung Ngọc Hoàng hiện nay, đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ, trong số nầy có 56 loài mới phát hiện; ngoài ra còn nhiều loại thủy sản nước ngọt khác[4].

Những người công giáo đầu tiên từ những nơi khác đến lập nghiệp tại vùng đất nầy khi còn trẻ khoảng đôi mươi hoặc 30 tuổi. Như ông Câu Đắc, theo bia mộ của ông tính từ ngày sinh 1850, tử 1936, hưởng thọ 86 tuổi và thành lập họ đạo 1880, thì khi đó ông đến lập nghiệp cũng sít soát 30 tuổi. Vả lại, theo suy đoán về chức vụ ông Câu, ở họ đạo lớn và lâu đời như họ đạo Mặc Bắc, lứa tuổi 30 khó có thể làm Câu trong họ đạo được. Thông thường, chức vụ được ghi nhớ gắn liền với tên gọi, chỉ là những chức vụ sau nầy được gán từ khi thành lập họ đạo Kinh Đức Bà, có thể làm câu từ thời cha Quimbrot hoặc cha Girodet. Như vậy, từ thời cha Quimbrot đã có tổ chức Câu, Biện[5].

2. Những truyền khẩu về họ đạo:

a) Tên họ đạo: Kinh Đức Bà

Theo người lớn tuổi kể truyền lại qua nhiều đời, chính cha Gonet và những người Khmer thời đó cho biết vào khoảng năm 1864, trong vùng nầy, có bầy tượng 75 con, thường xuyên lội qua lại từ Ôven, vùng Tam Hạt (giáp 3 hạt Sóc Trăng, Cần thơ, Rạch giá, nay là Hậu Bối ), Cái côn, Láng Sen (Phụng Tường), đi về sông lớn, qua Lào, trong suốt 20 năm thành lung gọi là lung Bách chang (có khi gọi là Bát chan). Lúc đó, có ông Hai (không rõ tên) mời anh của ông trùm Lãnh, người Tây ban Nha, cũng là cha nuôi của Út Ngộ, tên là Siva, có súng và mang xuống Tam Hạt để bắn voi. Tuy không chết, nhưng làm voi sợ và bỏ đi hết. [6]

Vào năm 1878, khi cha Gonet đến, vùng đất nầy rừng rậm hoang vu, có cọp, có trâu rừng. Sau nầy khoảng từ năm 1901 đến 1904, Cha Gonet cho đào các con kênh [7]. Để đào các kinh nầy, phải huy động khoảng 500 người Việt và Khmer. Kinh đào khoảng 3m (mét), có để một bên làm lộ làng:

1. Kinh từ Bôna qua Tân Lập.
2. Kinh từ Tam Hạt ra Trà cú cạn.
3. Kinh Đường Láng.
4. Kinh Đức Bà.
5. Kinh quanh ruộng.

Xưa do cha Gonet cho đào gọi là Kinh Đức Chúa Bà
Nay được xáng đào rộng ra, và quen gọi là Kinh Đức Bà

Khu vực nầy khi đó còn hoang vu chưa có người ở và cũng như chưa có kinh đào ‘Kinh Đức Bà’. Ở tại vàm Kinh Đức Bà, có một ‘cây Kè’ (x. hình cây Kè) rất lớn, đường kính khoảng 60 cm, lá có nhiều gai. Vài giáo dân khoét vào thân cây kè rỗng ruột và đặt vào đó một tượng Đức Mẹ chắp tay, như để biểu lộ niềm tin tưởng của mình vào Đức Mẹ, tượng quay hướng về họ đạo Kinh Đức Bà hiện nay. Còn con kinh chảy dài từ vàm vào nhà thờ như hiện nay, do cha Gonet cho đào theo đường trâu lội (x. hình trâu rừng). Con kinh rộng 3 mét, sâu khoảng 1,5 mét. Mùa nước đi bằng ghe xuồng, còn mùa khô con kinh khô cạn, đất nứt nẻ, người ta đi bộ trong lòng con kinh đào đó; và vì hai bên chưa có người ở, nên trên bờ có nhiều cây trâm bầu, bờ kinh có nhiều cỏ nga, sậy phủ chồm xuống kinh.

Vào thời đó, người người qua lại trông thấy có tượng Đức Mẹ ở ngoài vàm kinh. Nhiều người mỗi khi đi ngang qua, tin tưởng cầu nguyện và truyền miệng nhau, đã hình thành tên gọi con kinh là ‘Kinh Đức Chúa Bà’ (ngày nay người lớn tuổi họ đạo Mặc Bắc vẫn quen gọi là kinh Chúa Bà). Sau nầy, khi cư dân đông đúc, người ta gọi là xóm Đức Chúa Bà. Từ đó, họ đạo có tên là họ đạo Kinh Đức Chúa Bà, và ngày nay gọi là Kinh Đức Bà. Theo sổ sách

[8] từ thời Cha Yves Quimbrot, sổ Rửa tội có ghi bằng tiếng La tinh: ‘Beatae Mariae Virginis’ (24/8/1923), có lúc các Cha cũng ghi bằng tiếng Việt tên Họ đạo Kinh Đức Chúa Bà (23/12/1924), có khi là Kinh Đức Bà Maria hoặc Kinh Đức Bà; và trong sổ hôn phối, Cha Antôn Nguyễn kim Núi ghi nơi chứng hôn bằng tiếng Pháp: tại nhà thờ ‘Sainte Marie Virgine’ (đây là lần đầu tiên có chứng hôn tại nhà thờ kinh Đức Bà, vì từ 13/7/1903 đến trước 24/11/1960 luôn ghi sổ, là chứng hôn ở Mỹ phước hoặc Tân Lập, hoặc Bôna hoặc Trà lồng).

b) Bổn mạng họ đạo: Đức Bà núi Carmêlô

Theo lời của người lớn tuổi trong họ đạo kể lại, bổn mạng họ đạo là ‘Đức Bà núi Carmêlô’ đã có từ lâu. Các ông bà nhớ lại, mỗi khi gần tới ngày 16/7 hàng năm, cha sở Antôn Nguyễn kim Núi từ họ đạo Trà Lồng qua họ đạo Kinh Đức Bà trước lễ ba ngày, để cấm phòng cho họ đạo. Bà con giáo dân bỏ công việc nhà, dành thời giờ nghe giảng dạy sáng chiều, suốt 3 ngày phòng, rất sốt sắng.

Sau nầy, Cha Gioan Baotixita Châu ngọc Phương, nguyên là Thầy giúp xứ họ đạo Kinh Đức Bà có cho biết, vào năm 1980, sau khi cho dời nhà thờ lần cuối cùng về vị trí hiện nay, cha sở Phêrô Lê văn Duyên xác định lại ngày lễ mừng bổn mạng họ đạo là “Đức Bà núi Carmêlô” (Our Lady of mount Carmel). Lý do cha sở xác định ngày 16 tháng 7 là bổn mạng Đức Bà núi Carmêlô, vì theo lịch công giáo từ năm 1981 trở đi ngày 16 tháng 7 là ngày lễ có tên ‘Đức Bà núi Carmêlô’.

Cũng cần biết một chút về địa danh núi Carmêlô (Carmel). Theo tên gọi tại Israel, tiếng Do Thái đọc là ‘Karem El’, có nghĩa là ‘vườn nho của Chúa’. Dưới chân núi Carmel tiên tri Êlia chiến thắng 400 sư sãi thần Baal, đưa dân Do thái trở về tin vào Thiên Chúa duy nhất. Và cũng là nơi mà Mẹ Maria từng hiện ra phù trì và giúp đỡ, chỉ hướng cho các ẩn sĩ tại Carmel vượt qua thử thách, hiểm nguy bằng cách dời dòng từ Đất Thánh (Holy Land) chuyển về phương Tây.

Điều nầy cho thấy hai ý nghĩa: một là Ý Chúa muốn giáo dân họ đạo kinh Đức Bà luôn tin Chúa là Thiên Chúa duy nhất, và dường như muốn chúc phúc cho họ đạo trở thành vườn nho xinh đẹp của Chúa. Hai là Ý Chúa muốn cho người giáo dân Kinh Đức Bà không chỉ được Mẹ Maria nâng đỡ, cho dù đi khắp phương trời nào; nhưng còn định hướng cho họ đạo sống nội tâm theo gương Mẹ, nghĩa là “luôn ghi nhớ và suy niệm trong lòng”, để khám phá ra Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh sống.

Người dân họ đạo Kinh Đức Bà luôn tạ ơn Chúa vì đã quan phòng để có Mẹ Maria là người Mẹ hiền lành và linh thiêng làm bổn mạng. Chắc chắn Mẹ sẽ chúc phúc cho mọi người trên bước đường đời, sống làm con Chúa và con Mẹ [9].

c) Nhà thờ họ đạo Kinh Đức Bà:

Theo người lớn tuổi truyền miệng từ đời nầy sang đời khác, nhà thờ họ đạo Kinh Đức Bà qua nhiều thời kỳ, cất nhà thờ năm lần và đã phải di dời tới các nơi khác nhau.

Ông Lê văn Sanh, thư ký Hội đồng giáo xứ thời cha Phêrô Huỳnh tiến Bộ đã kể rằng, mẹ ông là Bà Ngô thị Tám (1901-1988) được kể lại, cho biết rằng:

Vào năm 1880, để có thể cất nhà thờ tại khu vực Đất Thánh hiện nay, cha Gonet phải cho trâu kéo đất từ nơi khác đến lấp thêm cao, vì đây là vùng trũng thấp. Nhà thờ đầu tiên do cha Gonet cất, đơn sơ bằng cây lá, và đất Thánh ở bên cạnh, vì theo truyền thống xa xưa, nhà thờ ở đâu thì đất Thánh gần đó. Nhà thờ được cất ở gò cao hướng đông gần cây thánh giá đất thánh hiện nay.

Vào tháng 9 âm lịch năm Giáp Thìn, bị thiên tai ‘năm Thìn bão lụt’ (1904), tất cả các nhà thờ trong vùng đều sập. Nhà thờ Kinh Đức Bà cũng bị sập và cha Gonet cho cất lại cũng bằng lá (khu đất Thánh không thấy có vết tích nền gạch ngói). Sau nầy khi Cha sở Quimbrot đã mua được đất để làm đất phượng tự hiện nay, thì cho dời nhà thờ lần thứ nhất vào vị trí nền của nhà ngôi trường hiện nay (trường mới xây sau nầy, nằm trên vị trí nền nhà thờ cũ, là ngôi trường của Chính quyền thời đó tạm mượn đất để xây một lớp học văn hóa). Nhà thờ mới dựng được cất làm bằng gạch ngói, vách ván, có 4 căn (hiện nay còn những tán bằng gạch, to lớn là móng của nhà thờ còn nằm phía dưới ngôi trường); và nhà xứ cũng được dựng gần bên. Tuy không xác định được xây cất năm nào rõ ràng, nhưng cũng biết khoảng thời gian ngôi nhà thờ tồn tại. Như ông Tư Sử kể lại, cha ông là biện Tuôi nói rằng, ‘lúc 14 tuổi (năm 1914) đã biết có ngôi nhà thờ gạch ngói nầy’. Đến thời cha sở Núi, nhân dịp nhà thờ Trà Rầm phải dỡ bỏ theo lệnh tiêu thổ kháng chiến, nhà thờ dỡ đi không rõ năm nào? (cha Phêrô Nguyễn văn Chính, cha sở Trà Lồng hiện nay cho biết, năm 1945 thấy còn nhà thờ, nhưng đến năm 1952 đã mất), Cha Antôn cho dỡ những cây cột nhà thờ Trà Rầm bằng cây ‘Căm xe’, đem về nối dài nhà thờ Kinh Đức Bà thêm ba căn nữa, và hoàn thành vào ngày 8/12/1954[10].

Nhưng vào 8 giờ sáng ngày 12/11/1956[11], năm Thân, một cơn bão làm sập nhà thờ và hai trường học, cùng lúc với nhà thờ Trà Lồng, và cha Antôn Nguyễn kim Núi (cha sở Trà Lồng) cho dời lần hai về khu vực trước đài Đức Mẹ hiện nay. Mọi người trong họ đạo đóng góp và chuẩn bị làm lại nhà thờ. Hội cựu tu sĩ họ đạo chung góp tiền và sử dụng lại cây ván cũ của nhà thờ sập, đã dựng trường học lớn (22m x 9,2m) để làm nhà thờ tạm dựng tạm.

Từ ngày bão đến áp lễ Giáng Sinh, giáo dân phải xem lễ, đọc kinh ngoài trời liên tục 6 chúa nhật cho đến khi hoàn thành nhà thờ tạm nầy. Và từ lễ Giáng sinh trở đi họ đạo sinh hoạt trong ngôi nhà thờ tạm nầy, để chờ dựng lại một ngôi thánh đường khang trang. Nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh cứ tiếp diễn nên việc xây cất ngôi thánh đường mới vẫn chưa thực hiện được.

Kết thúc chiến tranh vào năm 1975, cha sở Phêrô Lê văn Duyên, cho dời nhà xứ về nền trường học sơ cấp của họ đạo, phía đài T. Martinô hiện nay, và nền nhà xứ cũ để cho các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ ở để phục vụ họ đạo. Còn nhà thờ, theo ông bảy Sanh kể, sau năm 1975, Cha Duyên có ý muốn di chuyển nhà thờ về khu vực mới. Đức Cha Giacôbê Nguyễn ngọc Quang đề nghị chuyển về đất Nhà Chung, là khu vực ông tư Ngự hiện nay (vì là vị trí trung tâm họ đạo), nhưng Hội đồng Giáo Xứ thấy khu đất nầy hẹp, ngang chỉ có 100m, đề nghị dời về khu vực hiện nay rộng hơn, ngang 200m. Và tháng 11 năm 1980 cha Lê văn Duyên xin phép Chính Quyền địa phương dời về phía sau khu vực nhà thờ hiện nay, rộng rãi hơn để tiện bề tái thiết bằng vật liệu nặng trong tương lai. Đây là cuộc di dời nhà thờ lần thứ ba. Và ngay trên khu vực nền nhà thờ cũ đó, có làm một căn nhà sinh hoạt để sinh hoạt và dạy giáo lý nhiều năm.

Nhà thờ cũ được dời lần thứ ba trên nền mới vào năm 1980

Vào năm 1986, họ đạo xin phép sửa chữa và nâng cấp nhà thờ như vị trí hiện nay; còn nhà xứ, họ đạo đổi đất Nhà Chung cho ông hai Sánh, ông hai Sánh cũng để lại nhà mình làm nhà xứ, và cha sở cho gỡ bỏ nhà xứ cũ, để đất trống (nay đặt tượng đài Thánh Martinô). Trong dịp nầy, giáo dân đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng. Trước hết, làm gian cung thánh và phòng thánh; dần dà sau nầy sẽ tiếp tục cho hoàn thành mặt tiền nhà thờ. Nhà thờ mới rộng 16m dài 40m.

Như vậy, nhà thờ họ đạo Kinh Đức Bà đã được xây dựng 5 lần, phải di dời ba lần, và đặt vào bốn vị trí nơi khác nhau trong khu vực họ đạo Kinh Đức Bà.

d) Tượng đài Đức Mẹ:

Nhiều người lớn cho biết, tượng đài Đức Mẹ đã có từ trước cơn bão năm Thân (1956), thời cha Antôn Nguyễn kim Núi là cha sở Trà Lồng kiêm nhiệm họ Kinh Đức Bà. Tượng Đức Mẹ nầy do nghệ nhân ‘thợ Lung’ rất khéo tay, gốc tại họ đạo Trà lồng, và đắp theo mẫu do cha Antôn Núi đưa ra.

Tượng Đức Mẹ họ đạo kinh Đức Bà, có thể là “ĐỨC MẸ NGƯỜI NGHÈO” [12]; vì tượng nầy rất giống tượng ‘Đức Mẹ người nghèo” tại Bỉ. Nét đặc biệt của tượng, Đức Mẹ chắp tay, nét mặt dịu hiền, mặt hướng về phía bên con tim, mắt nhìn xuống người nghèo.

Gọi là “Đức Mẹ người nghèo”, vì Mẹ hiện ra vào năm 1933 tại Banneux, nước Bỉ, cho một em gái nhỏ 11 tuổi tên Mariette Beco; Mẹ hiện ra với em Mariette tất cả 8 lần, vào khoảng 7 giờ tối, suốt thời gian từ ngày 13/01 đến 02/3/1933.

Và trong một lần hiện ra, Mariette hỏi: “Thưa Bà Đẹp, Bà là ai? Đức Trinh Nữ trả lời: “Mẹ là Trinh Nữ của người nghèo”. Và sau đó, Mẹ dẫn em đến suối nước lần hai và nói: “Suối nước nầy được dành cho mọi quốc gia, để giúp đỡ những người nghèo” [13]

Vào năm 2010 là ‘Năm Thánh’, Giáo hội Việt nam ghi dấu 350 năm thành lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, mừng 50 năm lập hàng giáo phẩm Việt nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo hội Việt nam (1960-2010); riêng họ đạo Kinh Đức Bà, năm nầy cũng là năm kỷ niệm 130 năm thành lập họ đạo. Và để đánh dấu một giai đoạn quan trọng và cũng để xác định bổn mạng họ đạo bằng hình tượng cụ thể, cha sở Albertô Lê ngọc Bích cho làm tượng đài Đức Mẹ núi Carmêlô phía sau Đài Đức Mẹ, mà cha Phêrô Lê văn Duyên xây dựng năm 1988. Tượng đài mới nầy hoàn thành vào bổn mạng họ đạo 16/7/2010, và sẽ được Đức Cha phó Stêphanô Tri bửu Thiên làm phép vào ngày ban bí tích Thêm sức tại họ đạo vào tháng 12/2010.

Sở dĩ có sự gợi hứng làm tượng dài nầy, là do lần hành hương Thánh Địa (Palestine), cha sở Albertô Lê ngọc Bích đã cố gắng sưu tìm được hình tượng về Đức Mẹ tại Núi Carmêlô, bổn mạng họ đạo Kinh Đức Bà. Hơn nữa, vì thấy cần đánh dấu một giai đoạn quan trọng của họ đạo trong dịp Năm Thánh của Giáo hội Việt nam, nên ngày 13/9/2009, cha nhờ Điêu khắc gia Đặng văn Trịnh, chuyên nghiệp về làm tượng lớn ở thành phố Biên Hòa, đã làm bản phát thảo về tượng theo hình mẫu, và ngày 7/3/2010 được gởi đến Kinh Đức Bà để các Cha và Hội Đồng Giáo Xứ góp ý sửa chữa lần nhất. Và đến tháng 6/2010 cha sở và đại diện HĐGX đến tại chỗ xưởng đắp tượng để sửa chữa lần thứ hai. Sau đó, mới khởi sự đổ khuôn đắp tượng. Khi hoàn thành sẽ đặt tượng cao 3m trên một mô đất đắp cao 3m.

3. Địa giới họ đạo Kinh Đức Bà:

Họ đạo Kinh Đức Bà thuộc địa bàn tỉnh Hậu giang, nằm gọn trong xã Phương Phú, trên các ấp Phương Thạnh, Bình Hòa, Phương Bình, Phương An A, Phương An B.

Ranh giới:

– Phía Đông giáp họ đạo Bôna,
– Phía Tây giáp họ đạo Trà Lồng (xẻo Su)
– Phía Nam giáp họ đạo Thánh Tâm, Hưng phú
– Phía Bắc giáp họ đạo Long Mỹ (cầu Móng, Lai Hiếu)

B.CÁC VỊ CHỦ CHĂN

* Giai đoạn 1960-1975: Có Cha sở chính thức ở tại họ đạo

1) Cha Sở Antôn Nguyễn kim Núi (từ 1960-1964):

Vào tháng 7/1960[14] Cha Antôn Nguyễn Kim Núi già yếu, từ bỏ Trà Lồng trên 2.500 giáo dân, để về coi sóc họ đạo Kinh Đức Bà với số giáo dân gần 1.000 người; và vẫn giữ chức vụ Quản hạt Trà Lồng. Từ đó họ đạo trở thành một giáo xứ chính thức có cha sở.

Cha Antôn Nguyễn Kim Núi

Ngày 5/5/1963, là lần ký nhận ban bí tích rửa tội lần cuối cùng; và lúc đó chữ viết và chữ ký của cha nguệch ngoạc, chứng tỏ cha đã già yếu. Sổ tử, ngài ký 14/1/1964. Sau đó, không còn thấy chữ ký nữa vì đã về quê hương, họ đạo Trà Cú vào năm 1965 nghĩ hưu; chết ngày 16-2-1968 và chôn cất tại nhà hưu dưỡng tại Cần Thơ. Trong thời gian đó, cha Giuse Trần công Nhâm (sinh 1902, chịu chức linh mục 1932), đến để giúp ban các bí tích cho giáo dân trong họ đạo trong thời gian thiếu vắng cha sở.

Họ đạo Kinh Đức Bà ‘đi trước về sau’, nghĩa là được thành lập sớm hơn nhiều họ đạo lân cận, nhưng có cha sở hiện diện sau cùng. Có lẽ do họ đạo Kinh Đức Bà gần họ đạo Trà Lồng; vả lại, thời đó thiếu linh mục, nên chưa thể đáp ứng nhu cầu hết các họ đạo, mà ưu tiên cho các họ đạo ở xa Trà Lồng.

Mặc dù nói rằng, cha già nua xin về hưu tại kinh Đức Bà, họ nhánh của Trà Lồng, nhưng thật sự có một ý nghĩa rất lớn đối với họ đạo Kinh Đức Bà. Đây là một khởi đầu cho giai đoạn mới, họ đạo có chủ chăn hiện diện chính thức, và không còn là họ nhánh nữa. Sự hiện diện gần gủi của mục tử trong họ đạo vẫn luôn là dấu hiệu đặc biệt để ơn Chúa dồi dào xuống trên họ đạo qua các bí tích. Thật sự là khởi đầu giai đoạn quan trọng trong lịch sử họ đạo Kinh Đức Bà[15].

2) Cha Sở Phêrô Huỳnh tiến Bộ (từ 1964-1974):

2.1. Thân Thế:

Ngày 30/1/1964 Cha Phêrô Huỳnh Tiến Bộ được Đức Giám Mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Kinh Đức Bà.

Đến cuối năm 1974, cha được Đức Cha Giacôbê Nguyễn ngọc Quang chuyển về phục vụ tại họ đạo Đầu Sấu.

2.2. Hoàn cảnh họ đạo

Vào năm 1965, địa danh Kinh Đức Chúa Bà dần dà được gọi tắt là Kinh Đức Bà, điều nầy được thể hiện trong bản đồ thông tin năm 1965 [16]

*  Trước chiến tranh, cuộc sống giáo dân bình yên, số giáo dân có khoảng 1000 nhưng vì mưu sinh phải tản mát khắp nơi. Thời kỳ chiến tranh đau thương, trong lúc hỗn loạn, thanh niên trong họ đạo chết rất nhiều. Dù là vùng kiểm soát của chính phủ Việt nam cộng hòa, nhưng có một vụ ném bom lầm làm nhiều giáo dân chết; đến năm 1970 thì số giáo dân chỉ còn 868 người.

*  Kinh tế: chủ yếu sống nhờ cá-mắm, lúa là nông sản phụ; công cụ lao động lúc đó rất đơn giản, như phảng (phạng), cù nèo… vì thế cuộc sống nông dân rất lam lũ. Họ đạo tuy nghèo, nhưng không thiếu ăn.

*  Văn hóa: do đời sống kinh tế không mấy dồi dào, vừa cũng là vùng sâu, nên trình độ văn hóa chưa được nâng cao. Tại họ đạo, chỉ có một trường học sơ cấp duy nhất (nền trường lớp tại nền đài T. Martinô ngày nay); cha sở mướn người dạy học, giáo dân góp tiền trả lương cho giáo viên, để dạy con em biết đọc biết viết, tính toán. Ngoài ra, còn có thêm một phòng lớp do chính quyền quốc gia mượn đất, để xây phòng lớp trên nền nhà thờ cũ (khoảng năm 1955-1956). Vào khoảng năm 1970, các em học sinh từ lớp năm trở lên phải qua Trà Lồng để học lên cao.

* Giai đoạn từ 1975 đến nay: thống nhất đất nước sau chiến tranh

3) Cha Sở Phêrô Lê văn Duyên (từ 1975-1994):

3.1. Thân Thế

Cha Phêrô Lê văn Duyên sinh năm 1940, thụ phong linh mục ngày 28 Tháng 11 năm 1970 tại Philippine do ĐGH Phaolô 6, và được bài sai làm cha phó họ đạo Trà Lồng, phụ trách họ đạo kinh Đức Bà năm 1974 (25/9/1974 theo sổ tử ghi lại từ đó)

Ngày 10/5/1975 Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang bổ nhiệm cha Phêrô Lê Văn Duyên về làm cha sở họ đạo Kinh Đức Bà.

Năm 1994, Đức Giám mục Emmanuel Lê phong Thuận chuyển cha về phục vụ tại họ đạo Sóc Trăng, và hiện là Hạt trưởng Sóc Trăng.

3.2. Hoàn cảnh họ đạo

*  Họ đạo vùng quê, nước ngọt, nhiều ‘cầu khỉ’, có Ong mật, nhiều cá, rắn, rùa, nhiều đĩa, vắt, sâu rọm, muỗi.

*  Sau sự kiện năm 1975, giáo dân sống trong lo sợ, không biết tương lai sẽ ra sao. Đời sống của giáo dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế sa sút do phần lớn đất của giáo dân trong họ đạo rơi vào lâm trường quốc doanh ‘Phương Ninh’, cá – mắm ít đi, ruộng nương thất bát, đa số con em trong họ đạo bỏ học. Trình độ văn hóa thấp, ảnh hưởng đến ơn gọi.

*  Các hội đoàn: có hội Con Đức Mẹ, còn tồn tại đến khoảng năm 1990. Số hội viên lúc đó khoảng 50 người và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, có phong trào Thiếu nhi Thánh Thể vẫn còn tiếp tục hoạt động như hội Con Đức Mẹ.

*  Từ ngày 12/5/1975, bắt đầu có cộng đoàn Mến Thánh Giá phục vụ tại họ đạo. Đây là lần đầu tiên có hai Dì phước dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ đến giúp và lập thành cộng đoàn Cát-Minh[17]. Các Dì can đảm lăn xả vào công việc, hòa mình với dân nghèo vùng đất phèn, cằn cỗi. Các Dì đến để phục vụ những việc như dọn phòng thánh, hướng dẫn các em giúp lễ, dạy các lớp giáo lý Thêm sức, vỡ lòng, dự tòng và hôn nhân, thăm viếng gia đình và người đau yếu.

*  Năm 1975-1983: M. Benoit ĐỖ THỊ QUY và các chị M. Hyacinthe Nguyễn thị Nhiên – M. Henriette Đỗ thị Báu – M. Philiphine Phan thị Vẹn – M. Pascale Nguyễn thị Hà – M. Margaritte Nguyễn thị Thuẫn – Maria Nguyễn thị Huệ – M. Léa Nguyễn kim Hợi – Maria Nguyễn thị Kim – Maria Nguyễn thị Hiển – Maria Nguyễn thị Châu.

*  Năm 1983-1985: M. Gerard NGUYỄN THỊ LÂM và chị Henriette Báu.

UNăm 1985-1991: M. Benoit Đỗ thị Quy và chị Henriette Báu – Honorine Du

*  Năm 1991-1995: M. Honorine NGUYỄN THỊ DU và các chị M. Tarsila Nguyễn thị Nga – M. Madalena Nguyễn thị Tân – M. Jacques Đào thị Mỹ

*  Từ năm 1976, Đức Giám mục gởi hai thầy Đại chủng sinh về phục vụ tại họ đạo, sau đó gởi thêm một thầy nữa. Các thầy vừa giúp họ đạo vừa học Đại Chủng viện vừa chờ đợi để tiến lên chức linh mục, thầy Phêrô Huỳnh thiện Thành (hiện là chủ tịch HĐGX họ đạo Long Mỹ); thầy Gioanbxt Châu ngọc Phương (Cha sở họ đạo Từ Xá, Phụng hiệp năm 1980); thầy Phêrô Tri văn Vĩnh (hiện ở nước ngoài). Thời gian chờ đợi nầy thật dài và thử thách, vì không biết rõ bao lâu mới có thể vươn tới thiên chức Linh mục; hàng ngày đi cắt cỏ nuôi dê sữa và chờ thời.

*  Việc xây dựng: vào ngày 09/5/1977, Đức Cha Giacôbê Nguyễn ngọc Quang cho biết, nhà thờ Sóc Trăng còn có dư một số tôn (tôle), khoảng 280 tấm, có thể cung cấp cho họ đạo Kinh Đức Bà với giá rẻ, và họ đạo mua về để thay mái nhà thờ tạm (ở mé kinh). [18]

*  Nhà xứ dời vào căn nhà của ông hai Sánh để lại.

*  Ngày 26/2/1980, HĐGX xin phép và được phép dời nhà thờ vì lý do sau: – Nền nhà thờ ẩm thấp trong mùa nước lũ – Nhà thờ cận bờ kinh – Để nền nhà thờ cũ cho các nữ tu lao động sản xuất. Tháng 11/1980, dời về chỗ mới rộng rãi hơn để bắt đầu xây gian cung thánh và mặt tiền nhà thờ. Dự định có tiền bao nhiêu làm bấy nhiêu, làm từng phần cho tới khi xong. Nền nhà thờ do ông hai Sánh nhường lại cho 3 liếp. Cha Duyên mướn người lặn đất lấp mương liếp. Ngoài ra, ca đoàn lấy đất ở ao trước nhà xứ để đắp nền cao thêm; sau đó mới dựng nhà thờ.

*  Và ngày 17/5/1986, được phép tiếp tục hoàn thành việc tu sửa nhà thờ Kinh Đức Bà. Cha cho tiến hành tu sửa cung thánh và phòng thánh trước; sau đó là phần mặt tiền nhà thờ.

*  Vào ngày lễ Đức Bà Núi Carmêlô (ngày 16-7-1988), khánh thành Đài Đức Mẹ và lễ mừng 100 năm thành lập họ đạo. Ngày lễ kỷ niệm nầy có khoảng 1000 người dự lễ.

(Cha Albertô Lê ngọc Bích gặp gỡ và phỏng vấn cha sở cựu Phêrô Lê văn Duyên việc chọn ngày kỷ niệm 100 năm họ đạo kinh Đức Bà; cha xác định năm 1988 kỷ niệm 100 năm họ đạo Kinh Đức Bà, là dự đoán để có mốc thời gian chứ chưa chính xác).

Về ơn gọi: kể đến ngày 1/9/1990, họ đạo chưa có thêm một linh mục nào, mà có thêm một thầy Đại Chủng Viện Phêrô Nguyễn văn Khuyến, 03 Dì dòng Con Đức Mẹ, 01 Dì dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ.

Việc truyền giáo: năm 1992, dịp lễ khánh nhật truyền giáo, họ đạo mời 52 người lương đến dự lễ và dùng cơm thân mật. Lễ giáng sinh, mời 21 người tôn giáo bạn đến dự lễ và Chính quyền đến chia sẻ niềm vui ‘Mừng Chúa Giáng sinh’.

Bác ái: Khi có ân nhân giúp đỡ họ đạo, thì chia sẻ cho người nghèo không phân biệt lương giáo (như vào năm 1992 có giáo dân cho 850,000 VNĐ và 100 mét vải, đã chia hết cho người nghèo).

4) Cha Sở Giuse Phạm hữu Ngọc (từ 1994-2000):

4.1. Thân thế:

Sinh năm 1943, chịu chức linh mục 1972.

Ngày 09/12/1994, cha Giuse Phạm Hữu Ngọc được Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận sai đến làm chánh sở họ đạo Kinh Đức Bà. Trước khi về họ đạo Kinh Đức Bà, Cha đang phục vụ tại họ đạo Lương Hiệp, một họ đạo nằm dọc quốc lộ 1A từ Cần thơ xuống Phụng Hiệp. Cha đang xây cất nhà thờ Lương Hiệp dỡ dang, thì được Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận gọi cha về phục vụ họ đạo Kinh Đức Bà.

Cha rời họ đạo Kinh Đức Bà để về làm cha sở họ đạo Kim Phụng năm 2000.

4.2. Hoàn cảnh họ đạo

*  Lúc cha đến họ đạo, số giáo dân họ đạo là 2210 người.

*  Khi mới về, Cha khởi sự công việc điều chỉnh, hướng dẫn và cho bổ sung thêm HĐGX. Họ đạo có tất cả 5 khu, có các ban rõ rệt như: Đức tin, Phụng tự, Phúc âm hóa, Ơn gọi, Bác ái, Phát triển, Tài sản, quản trị Đất thánh; và các giới khởi sự hoạt động, Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ, Thiếu nhi. Tổng cộng nhân sự trong các ban các giới là 40 người.

*  Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá phục vụ:

U Năm 1995-1996: M. Jacques ĐÀO THỊ MỸ và các chị M. Petronille Nguyễn thị Hoa – M. Irmine Phạm thị Mùi

*  Năm 1996-1997: M. Pétronille NGUYỄN THỊ HOA và chị M. Đào Vân Nguyễn thị Huyền.

*  Năm 1997-2001: M. Henriette ĐỖ THỊ BÁU và chị M. Đào Vân Nguyễn thị Gương.

Phương diện Bác ái và phát triển: cha tổ chức nắm gạo tình thương, gây quỹ cho các ban các giới, cho hộ nghèo nuôi heo phát triển kinh tế, giúp đỡ các người già neo đơn; và tổ chức vận động đem ánh sáng điện về cho họ đạo. Cha muốn kéo điện về nông thôn, nên gởi người đi học chuyên môn để phục vụ (Phêrô Nguyễn văn Nhẫn, Antôn Nguyễn văn Huỳnh), xin ân nhân giúp đỡ và vay mượn tiền ngân hàng để kéo điện vào khu vực họ đạo. Và lần đầu tiên đã đem điện về thắp sáng khu vực nầy.

5) Cha Sở Gioan Baotixita Đinh văn Chuân (từ 2000-2007):

5.1. Thân Thế:

Sinh năm 1941, chịu chức linh mục 1976.

Cha Gioan Baotixita đang là Cha sở họ đạo Xa-ve (Phanxicô Xavier), hạt Vị Thanh, thì ngày 28/8/2000, Đức Cha Emmanuel bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita ĐINH VĂN CHUÂN làm cha sở họ đạo Kinh Đức Bà.

Ngày 22/3/2007, được lệnh Đức Giám mục, cha chuyển về làm cha sở họ đạo Kim Phụng.

5.2. Hoàn cảnh họ đạo

*  Cộng đoàn Mến Thánh Giá Cát-Minh thời nầy có Sơ:

*  Năm 2001-2003: Joseph ĐỖ THỊ MẾN và chị M. Đào Vân Hà thị Cúc.

*  Năm 2003-2007: Marie Tania NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

và Marie Gratia Nguyễn thị Ánh – M. Hiếu Liêm Lương Thị Huyền Vi.

*  Tháng 7/2004 có cha phó là cha Micae NGUYỄN KHẮC MINH có bài sai đến họ đạo. Đây là lần đầu tiên họ đạo chính thức có một cha phó. Là một cha trẻ, cha đến đây cộng tác với cha sở và hoạt động rất hăng say; cha là niềm động viên cho các ban, các giới. Cha xin ân nhân giúp cho họ đạo một vỏ lãi bằng nhựa và một máy đuôi tôm, để chuyên chở bệnh nhân khi gấp rút cấp cứu. Cha còn xin được một số học bổng cho các em học sinh nghèo, một số cho các em học giỏi để khuyến khích các em hiếu học. Cha dự định sẽ làm nhiều dự án giúp họ đạo nữa, nhưng ĐGM gọi cha đi du học ở Pháp, để sau nầy phục vụ cho giáo phận nhiều hơn.

*  Các gia đình trong họ đạo đều cộng tác, góp công, góp của xây dựng họ đạo. Có vài gia đình khá giả góp phần nhiều hơn như gia đình ông sáu Vàng giúp bồi bổ khu đất thánh; gia đình cha Khuyến cho âm thanh ca đoàn, đàn Organ…

§ Năm 2006, Cha sở cho bầu lại Hội Đồng Giáo Xứ, gồm có 42 người. Họ đạo được phân thành 8 khu; ban Trị sự khu được tăng thêm người phục vụ.

*  Và số giáo dân thời nầy được cha ghi trong báo cáo mục vụ là 3385 người.

6) Cha Sở Albertô Lê ngọc Bích (từ 2007):

6.1. Thân Thế :

Cha Albertô LÊ NGỌC BÍCH, sinh 1957, chịu chức linh mục 1997, nguyên là Cha phó họ đạo Trà Lồng từ năm 1997-2005. Sau đó là Cha sở họ đạo Long Mỹ-Trà Ban năm 2005-2007.

Ngày 23/3/2007 họ đạo Kinh Đức Bà vui mừng đón cha sở mới, rời hai họ đạo Long Mỹ, Trà Ban về.

6.2. Hoàn cảnh họ đạo

§ Ngày 6/5/2007, Sau khi tổng kết số gia đình hiện có, là 728 gia đình gia đình có bí tích hôn phối), và số giáo dân lúc nầy 2853 người có mặt tại họ đạo. Sau đó tiếp tục bổ túc để biết chính xác ai đang còn ở trong họ đạo, ai chuyển đi khỏi họ đạo. Và hiện nay ngày 02/6/2009, số giáo dân đã ổn định, có tất cả 756 gia đình và 3101 giáo dân có tên trong sổ Họ.

Sau khi về họ đạo, cha đã khởi sự tìm hiểu lịch sử hình thành họ đạo dựa trên ký ức của ông bà lớn tuổi, tư liệu trong văn khố họ đạo và tư liệu đời, để viết lại “Kỷ yếu 130 năm họ đạo Kinh Đức Bà (1880-2010)

(Qúy vị nào muốn xem đầy đủ xin bấm vào link này để tải về: 4748k Download)

§ Ngày 29/6/2007, Thầy phó tế Giuse NGUYỄN ANH DUY được Đức Cha Emmanuel Lê phong Thuận phong chức linh mục; và ngày 15/7/2007 cha được bổ nhiệm về làm cha phó họ đạo Kinh Đức Bà, và ngày 14/8/2007, họ đạo thêm một niềm vui nữa, mọi người đón cha phó Giuse Nguyễn Anh Duy về. Với tuổi trẻ và tất cả tài năng, Cha cộng tác đắc lực với Cha sở đến nay để làm họ đạo sống động và phát triển nhanh chóng, nhất là phạm vi Phượng tự và Đức tin (giáo lý).

CÁC LINH MỤC-TU SĨ HỌ ĐẠO KINH ĐỨC BÀ

Cha Đôminicô NGUYỄN THÀNH TÍNH
Cha Phêrô NGUYỄN VĂN KHUYẾN
Thầy Boniface NGUYỄN THÁI DƯƠNG Dòng Thánh Gia
Thầy Jacques NGUYỄN VĂN LỊNH Dòng Thánh Gia
Soeur Gioakim NGUYỄN THỊ NỮ Chúa Quan Phòng
Soeur Isidore ĐẶNG THỊ TÁM Chúa Quan Phòng
Soeur Marie Lucile ĐẶNG THỊ PHIA Chúa Quan Phòng
Soeur Teresa NGUYỄN THỊ LYNA Chúa Quan Phòng
Soeur Jeanne Franςoise NGUYỄN THỊ PHẤN Chúa Quan Phòng
Soeur Donate BÁU CĐM Bình Dương
Soeur Clémentine NGUYỄN THỊ SƯƠNG Chúa Quan Phòng
Soeur Matta NGUYỄN KIM HỒNG BAVS
Soeur Marie Hervé NGUYỄN THỊ TUA CĐM Bình Dương
Soeur Marie Gérazine NGUYỄN THỊ NGỌC NỮ CĐM Bình Dương
Soeur Maria Damiano NGUYỄN THỊ TRIỀU CĐM Cần Thơ
Soeur Teresa NGUYỄN KIM CHUYỂN MTG Chợ Quán
Soeur Joséphine LÊ THỊ HOÀI TÂM MTG Thủ Thiêm
Soeur Maria NGUYỄNTHỊ ANH ĐÀO MTG Cần Thơ
Soeur Anna NGUYỄN THỊ THÚYHẰNG MTG Cần Thơ
Soeur Teresa NGUYỄN KHÁNH TUYÊN MTG Cần Thơ
Soeur Hyacinthe NGUYỄN THỊ NHIÊN MTG Cần Thơ
Soeur Hedwige PHẠM THỊ HỘI Chúa Quan Phòng
Soeur Elise NGUYỄN THỊ RỠ Chúa Quan Phòng

PHỤ LỤC

Các Linh Mục Phục vụ Họ đạo Kinh Đức Bà

v  Giai đoạn 1880-1960: 80 năm là họ nhánh của họ đạo Trà Lồng.

STTTHÁNH  HỌ TÊNSINHLINH MỤCĐẾNĐIAN TÁNG
1Vincent Victor    GONET1848187418781908 ©Trà Lồng
2Ives – Louis QUIMBROT1881190419291935 
3Charles NGUYỄN NGỌC TỎ (Phó)1883191419231924
4Antôn NGUYỄN KIM NÚI (Phó)1883191819241927
5Joseph TRẦN CÔNG NHÂM (Phó)1902193219321934
6Phêrô MAI THANH ĐỎ (Phó)189619251934
7Bernard TRẦN CÔNG TRIỆU(Phó)1903193219341946
8Joseph – Henri GIRODET1896192319291935 
 Antôn NGUYỄN KIM NÚI1883191819351960 
9Antôn ĐẶNG MINH TÂM (Phó)1914194219421945
10Alphongsô NGUYỄN TẤN THINH (Phó)1929195419591960Sóc Trăng
11Đôminicô ĐỖ KIM THÀNH (Phó)192819541960
v  Giai đoạn 1960 đến nay: có Cha sở chính thức ở tại họ đạo Kinh Đức Bà.
STTTHÁNH  HỌ TÊNSINHLINH MỤCĐẾNĐIAN TÁNG
 Antôn NGUYỄN KIM NÚI1883191819601964Hưu dưỡng
13Phêrô HUỲNH TIẾN BỘ1916194919641974Hưu dưỡng
14Phêrô LÊ VĂN DUYÊN1942197019751994 
15Giuse PHẠM HỮU NGỌC1943197219942000Kim Phụng
16Gioan Baotixita ĐINH VĂN CHUÂN1941197620002007 
17Micae NGUYỄN KHẮC MINH (Phó)1977200420042006
18Albertô LÊ NGỌC BÍCH195719972007  
19Giuse NGUYỄN ANH DUY (Phó)197420072007

——————————————————————————–

[1] Cha Vincent Gonet, vò thừa sai cam Bốt – Việt nam-tư liệu Hội thừa sai Paris (M.E.P)

[2] Sđd

[3] Tại sao gọi là Lung Ngọc Hoàng? Có người cho rằng, vì là vùng trũng Phụng hiệp, mênh mông nước, chỉ thấy chân trời và nước, nước như đụng tới trời, nên người ta ví là lung Ngọc Hoàng. Có người khác cho rằng, ngày xưa có người chăn trâu bị sét đánh ở vùng đất lung nầy; và người chăn trâu khác nói với nhau và ví von về người chết: ‘Nó bị Ngọc Hoảng giũ sổ rồi!’, dần dà từ Ngọc Hoàng được truyền miệng trong dân gian, gọi lung sâu đó là ‘Lung Ngọc Hoàng’. Thực tế, không biết ý tưởng khởi đầu dùng tên nầy mang ý nghĩa gì, mà chỉ biết tên ‘Lung Ngọc Hoàng’ đã được truyền miệng từ rất lâu.

………………..

Chút ký ức về Kinh Đức Bà

Lm.GB Châu Ngọc Phương

LỜI MỞ

Vùng đất Kinh Đức Bà hay nói chính xác hơn là Họ đạo Kinh Đức Bà là một họ đạo nằm giáp ranh giữa huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Đất Kinh Đức Bà thuộc vùng đất lung, nhiều phèn, có rất nhiều cỏ năng kim (một loại cỏ ống nhỏ bằng tăm nhang).

Họ đạo Kinh Đức Bà nổi tiếng là một họ đạo thuần giáo, giáo dân được các cha khen là dễ thương, dễ dạy. Người dân trong vùng sống bằng nghề làm ruộng và trồng mía đường, nhưng sinh hoạt chủ yếu là nghề cá: giăng lưới, đặt lờ, câu nhắp, tát đìa… Đối với người dân, ruộng trúng hay thất mùa không quan trọng lắm vì họ có thể sống bằng những con cá.

Vào thập niên 70, phương tiện giải trí rất hạn hẹp, cả họ đạo chỉ có chừng hai hay ba nhà là có truyền hình, còn đại đa số thì chỉ có ra-dô, cát-sét… Thế nên, sau một ngày lao động mệt nhọc, các ông xúm lại chơi cờ tướng, các bà chơi tứ sắc ( còn các em thiếu nhi thì không biết lấy gì để chơi!).

Trình độ văn hóa của người dân tương đối thấp, đa số các em học sinh chỉ học hết cấp một là nghỉ học. Muốn học lên cấp hai, phải xuống xã hoặc đi ra Phụng Hiệp hoặc đi Long Mỹ, vừa xa xôi vừa tốn kém. Vì vậy, ít người có khả năng cho con học lên cấp hai hoặc cấp ba. Gần nhà thờ có một trường học, nhưng chỉ dạy đến lớp ba, lên lớp bốn thì phải xuống xã mới có trường học.

Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào ruộng rẫy. Rẫy thì chỉ trồng độc nhất một loại đó là mía. Cứ mỗi năm một vụ, người dân thu hoạch mía bằng cách đốn mía chở đến các lò đường. Sau đó chở đường thô thành phẩm về nhà, chờ đường có giá thì đem bán để xay xài.

Trên đây là những nét phác thảo về khuôn mặt của vùng đất Kinh Đức Bà, bối cảnh của những câu chuyện được kể lại trong trang Hồi ký này.

DẪN NHẬP.

• Được sai đi…

Đầu tháng 8 năm 1976, tôi đặt chân lên đất Kinh Đức Bà. Việc tôi đến họ đạo Kinh Đức Bà là một biến cố bất ngờ, không nằm trong dự định tương lai của tôi.

Cuối tháng sáu sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi dự khóa Định hướng (một khóa Linh thao theo tên gọi ngày nay). Kết thúc khóa, một số anh em được Đức Cha Giacôbê gọi đi giúp các họ đạo. Những anh em đi giúp thường là những anh em lớp lớn còn sót lại hoặc những anh em cùng lớp nhưng đi học ở các trường ngoài Chủng viện. Khi gọi đến tên hai anh đi giúp xứ Kinh Đức Bà thì một anh xin rút lui. Đức Cha ngẩn ngơ, không biết tính sao, mới hỏi cả nhóm:

– “Có anh nào muốn đi giúp với anh Thành không?”. Được anh em thúc đẩy và cũng vì động lòng trắc ẩn (thấy anh Thành có vẻ sắp lâm vào cảnh cô đơn), tôi bèn giơ tay xung phong. Thế là Đức Cha lấy lại vẻ mặt tươi rói (hết còn lo âu), phán một lời:

-“Ngày mai, tôi sẽ làm giấy bài sai để gởi các thầy đi giúp”.

Phương tiện đi lại trong các vùng sâu thời đó chủ yếu là ghe đò. Phải mất hai tiếng rưỡi ngồi đò từ Phụng Hiệp mới đến được đầu kinh Đức Bà. Hơn hai giờ đồng hồ, ngồi bó gối, không di chuyển, nếu không quen, khi đến chỗ không đứng lên được. Mùa nắng còn đỡ, nếu gặp mùa mưa còn khổ hơn. Nếu có lỡ uống nước trong thời gian ngồi chờ đò, đến khi xuống đò, mắc tiểu, không biết phải làm sao! Vì thế, đến được đầu kinh, bước lên bờ, đi lại thoải mái, tôi cảm thấy hạnh phúc hết biết!

Để đến được nhà thờ phải đi bộ hơn hai cây số. Thuở đó, chân ướt chân ráo đến vùng đất lạ, đâu có quen ai mà xin quá giang. Thôi thì lội bộ. Hai anh em đi được một lúc thì gặp đoạn đường xáng đang múc, sình ngập đến đầu gối. Cả hai xắn quần lên, lội đại. May mà khoảng đường xáng mới múc không bao xa. Được một khoảng thì gặp mưa, hai anh em phải vào trú mưa trong một nhà máy chà lúa, đợi tạnh mưa mới tiếp tục đi đến nhà thờ.

Sự xuất hiện của hai ông thầy làm cho cha sở hơi bỡ ngỡ. Do phương tiện thông tin liên lạc thời đó hạn chế, nên cha không biết hai thầy về ngày nào, không chuẩn bị trước. Nhà chỉ có hai cái giường: cha sở một, anh Việt Hưng một. Tối hôm đó, cha sở phải mượn dì phước hai cái giường xếp về cho các thầy ngủ tạm ngay tại phòng khách. Giữa khuya, đang ngủ ngon thì nghe một cái rầm, cả nhà vùng dậy, cha sở đốt đèn xem có chuyện gì! Thì ra, tấm ảnh Bác Hồ treo ở phòng khách (80cm x 1,2m) bị chuột cắn đứt dây, rớt xuống ngay trân giường của thầy Thành. Nhờ sợi dây giăng mùng cản bớt lực rơi, không thì chắc là có người đi bệnh viện. Hôm sau, trong bàn cơm, cả nhà (có cả các dì) mới nói với nhau: Bác Hồ thương thầy vất vả đi xa, nên từ trên vách nhào xuống ôm hôn thầy!

Ngay hôm sau, cha sở nhờ người tháo vách tôn, nới rộng thêm một gian nữa để có chỗ cho hai thầy ngủ và làm việc. Hai chiếc giường ngủ được chế tạo cấp tốc, làm bằng sắt ấp chiến lược cắt ra, ráp nối với nhau bằng bù loong. Thế là một tuần lễ sau, hai thầy được ngủ nhà mới, giường mới, không sợ bị Bác ôm hôn nữa.

• Sinh hoạt mục vụ.

Các thầy đến với họ đạo, không nhằm mục đích giúp xứ như ngày nay, mà chỉ là theo chủ trương của Đức Cha: phân tán mỏng các thầy, đợi thời gian thuận tiện để tựu về Chủng viện học. Vì vậy, thời gian đầu, hai thầy giúp xứ rất rảnh rỗi. Hết đi câu cá lại đi thăm các gia đình chung quanh. Công việc lao động chỉ có vài liếp mía sau nhà. Mãi ba tháng sau, các thầy mới bắt tay vào công tác giúp tập hát cho ca đoàn.

SINH HOẠT CỦA CA ĐOÀN

• Nguồn gốc.

Họ đạo Đức Bà lúc bấy giờ có hai ca đoàn: Ca đoàn Con Đức Mẹ và Ca đoàn Thiếu nhi. Ca đoàn con Đức Mẹ do cha sở tập hát, mỗi tuần hai ngày. Nơi tập hát có khi ở trong nhà thờ, có khi trước cửa nhà thờ. Ca đoàn Con Đức mẹ, hay ca đoàn lớn gồm các chị em trong hội Con Đức mẹ và một số anh chị lớn tuổi có khả năng ca hát (như chị Bảy Hòa, anh Ba Quận). Ca đoàn Thiếu nhi gồm 11 em thuộc hàng con cháu của chị Bảy Nhiên (một nữ tu gốc họ đạo), được cha sở yêu cầu thành lập và phụ trách hát lễ chiều Chúa nhật hàng tuần. Không biết có phải do “Con gà tức nhau tiếng gáy” hay không mà dường như hai ca đoàn không thuận với nhau. Những ngày lễ lớn như Giáng sinh, Phục sinh… khi được đề nghị hát chung với nhau thì có một số phản đối, nghỉ tập hát. Hai thầy mới bàn luận với nhau và đi đến thống nhất: mỗi người sẽ giúp một ca đoàn và từ từ đi đến chỗ chỉ có ca đoàn lớn (thay cho ca đoàn Con Đức Mẹ) và ca đoàn nhỏ mà thôi. Mãi đến năm 1979 mới thành lập thêm một ca đoàn thứ ba: Ca đoàn Thanh niên do anh Út Hùng làm trưởng và anh Bảy Huệ phụ trách tập hát. Ca đoàn thanh niên phụ trách hát lễ mỗi Chúa nhật đầu tháng. Ba ca đoàn này rất đặc biệt và không giống ai, bởi ca đoàn của các họ đạo khác thì có cả nam lẫn nữ. Còn các ca đoàn ở Kinh Đức Bà thì lớn ra lớn, nhỏ ra nhỏ, nam là nam và nữ thì chỉ có nữ, không có sự hiện diện đa dạng như bây giờ.

• Dạy giáo lý.

Việc dạy giáo lý lúc bấy giờ chủ yếu là các dì và chỉ có ba lớp: rước lễ lần đầu, thêm sức, rước lễ trọng thể. Dần về sau, các lớp giáo l

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên