Giới thiệu về Giáo xứ Đại Hải

Giáo Hạt Đại Hải ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Unnamed Road Sóc Trăng VN (0299) 3 879-008 (0299) 3 879-008 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Mẹ Mân Côi, 7/10 Số Giáo Dân: 3,531 Giáo Dân Diện Tích: 35,000m² Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Chu Quang Trịnh Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Matheo Ngô Hữu Nghiệm Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:30, 07:00, 16:15

Giáo Hạt Đại Hải
ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Unnamed Road Sóc Trăng VN
(0299) 3 879-008(0299) 3 879-008
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Mẹ Mân Côi, 7/10
Số Giáo Dân: 3,531 Giáo Dân
Diện Tích: 35,000m²
Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Chu Quang Trịnh
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Matheo Ngô Hữu Nghiệm
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:30, 07:00, 16:15
Giáo Hạt Đại Hải
ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Số Giáo Dân:
3,531 Giáo Dân
Diện Tích:
35,000m²
Linh Mục Chánh Xứ:
Phêrô Chu Quang Trịnh
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá:
Matheo Ngô Hữu Nghiệm

Họ Đạo Đại Hải, thuộc Giáo Hạt Đại Hải, Giáo Phận Cần Thơ

Lược sử Giáo xứ Đại Hải

< chưa có >

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

……………..

QUÀ TẶNG CỦA HI SINH

Phương Tiên – Nguồn : Website GP Cần Thơ

Hi sinh là gì ? Mới nghe ai cũng có thể định nghĩa đơn giản : là dành cho người khác những gì tốt đẹp nhất mà bản thân mình không hề mong trả ơn, đáp lại… Nhưng để làm được điều cao cả ấy có dễ dàng hay không ?

Ai từng làm con lại chẳng nghe câu ca dao : “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng”. Nuôi một người con trưởng thành, phận làm con làm sao có thể kể hết công lao của của các đấng sinh thành. Hằng ngày phải “một nắng hai sương” dầm mưa dãi nắng để lo toan cuộc sống đời thường. Đó là những ngày bình yên, mạnh khoẻ. Khó khăn hơn, nếu gặp một trận con cái ốm nặng phải nằm nhập viện, cha mẹ phải thức suốt đêm để lau mồ hôi, đút từng muỗng cháo, lâu lâu lại sờ trán, quạt suốt đêm cho đứa con được yên giấc. Rồi phải chạy đôn chạy đáo lo tiền thuốc cho con. Vì sao cha mẹ phải “khổ” thế ? Phải chăng là tình thương con, là sự hi sinh ?

Rồi con đến trường đi học, con thuộc lòng câu : “Công cha nghĩa mẹ ơn thầy”. Thầy cô được coi như người mẹ thứ hai trong đời. Từng nét chữ thầy cô nắn nót cho con tập viết cho đến khi con nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh, đó là thời gian dài mà thầy cô đã phải lao tâm khổ trí để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Nếu chẳng may giảng dạy ở những lớp cá biệt thì người giáo viên còn phải suy nghĩ nát óc để tìm phương pháp nào thật hiệu quả, đấy là cũng có lúc phải “khóc” với học trò ương ngạnh, bướng bỉnh. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay người giáo viên nhiều khi phải long đong với cuộc sống, vậy tại sao thầy cô vẫn bám lớp, bám trường. Cũng phải chăng là do lòng yêu nghề, là sự hi sinh vì một thế hệ trẻ ?

Bên cạnh gia đình và trường học, con còn được diễm phúc làm con cái Chúa. Trong trí nhớ của một người con trong xứ đạo Đại Hải, con còn cảm nhận được một mẫu gương hi sinh nữa. Năm 2003 ở xứ đạo Đại Hải đón mừng Cha sở mới. Lúc đầu một số người có vẻ ái ngại, lo lắng vì thấy Cha có phần lớn tuổi lại về phụ trách ở một xứ đạo lớn, không biết có làm thay đổi bộ mặt xứ đạo hay không ? Có lẽ Cha cũng trăn trở rất nhiều khi nhận sứ vụ mới. Nhưng đó là ý Chúa, là mệnh lệnh của bề trên thì Cha phải vâng lời. Khác với cách suy nghĩ ấy, mấy năm sau cả xứ đạo phải ngạc nhiên vì nhà thờ Thánh đường Đại Hải bắt đầu xây dựng đặt viên đá đầu tiên và được khánh thành long trọng. Tiếp đó là ngày 16.12.2008, Nhà nguyện Thánh Phaolô lại được khánh thành trên nền đất nhà giáo cũ. Mục đích để người già cả, neo đơn … đi lễ chủ nhật được dễ dàng. Cứ thế những công trình nối tiếp của cha được mọi người trong xứ đạo ủng hộ nhiệt tình như : xây nhà xứ sau Nhà nguyện Thánh Phaolô; sửa sang lại nghĩa trang cũ; tráng xi măng đường đi đầy cỏ, đôn cao các ngôi mộ trũng không người chăm sóc…Ngoài ra cha còn rất nhiều công việc của người Cha quản hạt xứ Đại Hải. Cha luôn nêu tấm gương sáng về lòng nhân hậu, thương người. Cha luôn khuyên con chiên : Phải biết quan tâm đến người nghèo, bỏ bớt các đám tiệc không cần thiết. Siêng năng lần hạt Mân Côi, đọc kinh chung trong gia đình…Không những thế Cha còn quan tâm đến những người đã mất. Ông trùm trưởng Nhà nguyện Thánh Phaolô cho biết : Mỗi lần có dịp sang nhà nguyện, Cha đều dành thời gian ra viếng nghĩa trang đất thánh đề cầu nguyện cho các linh hồn. Nhờ đâu mà cha lại làm được nhiều công việc như thế. Có phải chăng là do sự cầu nguyện, sự hi sinh ?

Ngày 16.12.2011 xứ đạo Đại Hải long trọng mừng 38 năm ngày Cha được phong chức linh mục (1973-2011). Có thể nói, đó là một đặc ân mà Chúa đã dành riêng cho giáo hội và cũng ngần ấy năm Cha quên mình, hi sinh vì giáo dân, dù bất cứ ở xứ đạo nào. Con nhớ trong các lần đi lễ chúa nhật, con từng nghe cha giảng :

“Nước Trời khó lắm ai ơi !

Ai khéo thì được, ai vụng thì sa”

Câu thơ ấy cứ ngân nga mãi trong lòng con. Và con chiêm nghiệm một điều, sự “khéo” ấy là cả một quá trình con người phải đắn đo, lựa chọn giữa giàu sang và nghèo khó, đơn sơ; giữa được và mất, giữa cho và nhận, giữa sung sướng và hi sinh, giữa Nước Trời và hoả ngục…vv… Và không phải ai cũng hiểu và thực hiện được điều đó. Cha đã là một minh chứng về sự hi sinh của Chúa Giêsu cho trần gian. Và con tin rằng, sự hi sinh thầm lặng của Cha mãi toả sáng trong lòng xứ đạo Đại Hải và làm rạng danh nước Chúa.

Như vậy, sự hi sinh không cần sự đền đáp, không cần sự trả ơn. Sự hi sinh càng ý nghĩa hơn khi nó được người khác cảm nhận và hiểu sâu sắc thì nó càng có ý nghĩa biết bao. Phải chi trên đời này, ai cũng biết hi sinh như thế thì cuộc đời đẹp biết bao ?

Phương Tiên

(Họ đạo Đại Hải – Hạt Đại Hải)

 Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Đại Hải

Nguồn : Web Site GP Cần Thơ

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên