- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Tiền Giang – Kinh nghiệm chi tiết A – Z
Nội dung
Xe đi Mỹ Tho? | Chợ Nổi Cái Bè | Món ngon Mỹ Tho | Chơi gì ở Tiền Giang?
Du lịch Tiền Giang và các tỉnh nam bộ nói chung nổi tiếng với những miệt vườn và những vùng nước ngập, nói nôm na là Miền Sông Nước. Đi Tiền Giang các bạn nên kết hợp đi luôn Bến Tre, 2 tỉnh liền kề nhau rất thuận lợi cho đi lại. Bến Tre thì chắc ai cũng biết, xứ Dừa và cũng là một trong những cái nôi của khởi nghĩa cách mạng. Bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu một số thông tin về du lịch Tiền Giang và Mỹ Tho, về du lịch Miền Tây nói chung sẽ hẹn các bạn ở một bài khác.
Đi Mỹ Tho
Từ Sài Gòn đi Mỹ Tho khoảng 70km. Các bạn có thể đi xe đò hoặc đi Phượt xe máy khá dễ dàng. Chạy dọc theo quốc lộ 1 đến ngã ba Trung Lương là cửa ngõ vào thành phố Mỹ Tho. Thông tin về xe Bus bạn có thể tham khảo xe Phương Trang hoặc Mai Linh, hoặc các xe đò ở bến xe Miền Tây. Cụ thể bạn có thể xem qua link sau: Xe chất lượng cao đi các tỉnh
Xe khách đi Cái Bè: Mỹ Tho – Cái Bè, khoảng 15 – 20k, 40km. Điểm đầu ở Phường 2, TP Mỹ Tho, đường Đinh Bộ Lĩnh, điểm cuối ngay tại bến tàu du lịch Cái Bè.
Du lịch Mỹ Tho
Một số điểm thăm quan tại Mỹ Tho bạn không thể bỏ qua.
- Chùa Vĩnh Tràng: ở đường Nguyễn Trung Trực thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, là ngôi chùa xây dựng đầu thế kỷ 19 có đậm nét kiến trúc Á -Âu.
- Nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho: 32 Hùng Vương (góc đường Rạch Gầm): Được xây vào năm đầu thế kỷ 20 bởi cha Gẫm, là công trình kiến trúc mang phong cách tây âu
- Đền Điều Hòa: 101 Trịnh Hoài Đức: Trước kia là nơi nghỉ chân của các quan triều Nguyễn khi đi công cán địa phương. Đình là nơi bảo tồn nhiều di tích vật thể và phi vật thể ở Tiền Giang. Tại đình còn có sân khấu hát tuồng theo phong cách ngày xưa. Là điểm thú vị không nên bỏ qua.
- Những con đường bạn nên đi: Đường Trưng Trắc: dọc bờ kênh ngay bến phà Tân Long tiện là nơi ngắm cảnh chụp ảnh. Đường Phan Thanh Giản: là nơi tập trung nhiều nhà chủ vựa rau củ quả từ các nơi chuyển về.
- Trại rắn Đồng Tâm: thuộc xã Bình Đức, Châu Thành,Tiền Giang, bạn đi thẳng đường Lê thị Hồng Gấm theo hường cầu Rạch Miễu sẽ thấy bản hướng dẫn cụ thể: thật sự không đặc sắc lắm trừ khi bạn muốn tận mắt thấy rắn thì đến xem. Hoặc đi nhóm bạn đông cắm trại thì vui ngoài ra không có gì hết.
- Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút: từ trại rắn đi thẳng 7km theo tỉnh lộ 864 đến khu di tích. Là nơi năm xưa Nguyễn Huệ đại chiến quân xiêm và giành chiến thắng vẻ vang. Di tích cũng không có gì thú vị, chì là thích thì đến ngó khúc sông đại chiến năm xưa.
- Di tích Gò Thành:ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo: quá tệ. Trừ khi muốn đi cho biết.
- Đi du lịch cồn: bạn có thể mua tour ghép 80k tại bến thuyền 30/4. Nếu muốn đi riêng giá trọn gói: 300k. Giá các công ty du lịch tương đối giống nhau. Tour đi Cồn Thới Sơn, cồn Phụng và qua Bến tre thôi. Nếu muốn đi Cồn Long, Lân thì phải đặt riêng. Bạn có thể liên lạc với Phương :0903108320 để nhờ chở đi theo ý muốn. Giá thương lượng nhưng đảm bảo rất bèo.
- Tham quan cồn Thới Sơn, qua cầu Rạch Miễu, có bảng chỉ dẫn qua xuống cồn, hoặc gần cầu Bình Đức có bến phà để qua. Nên cuốc bộ tham quan cồn Tân Long có mua vé ở bến tàu.
Trái cây miệt vườn
- Tháng 2 ( sau tết âm lịch chừng 10 ngày) mùa Vú Sữa : Vĩnh Kim là nhất, nếu biết đường thì chạy loằng ngoằng mua tại vườn theo chục không thì ra Chợ đầu mối Vĩnh kim mua cho tiện.
- Tháng 3-4 : Mùa xoài thì Cái bè là nhất rồi.
- Tháng 5 & 6 & 7 : Sầu riêng và chôm chôm : Từ Mỹ Tho chạy dọc theo đườg Lê Thị Hồng Gấm chừng 15km đến ngã ba Ngũ Hiệp sau đó qua cồn Ngũ Hiệp. Sầu riêng chất như đóng lúa thôi. Nên đi men vào vườn để mua cho rẻ và khỏi nhúng thuốc.
- Tháng 8 & 9 : Mùa nhãn, đi đâu xa chi cho mệt. Xe máy ta phi qua cầu Rạch Miễu đến cầu vượt thứ 2 chui xuống Cồn Phụng, dọc con đường này khá đẹp, dân rất vui tính và trái cây xum xuê, có khi hái vài trái ăn chắc ko thành vấn đề nếu muốn tham quan thì mua vé vào tham quan chỗ ông đạo dừa luôn (uống nước dừa tu luyện.)
- Tháng 12 : tân mỹ chánh và Gò Công ta ăn dưa hấu.
- Giáp tết : Khoàng 15 – 23 tháng chạp cứ xuống Tân Mỹ Chánh ( cách Mỹ Tho 1.5km ) chụp làng hoa vào xuân.
Chợ Nổi Cái Bè
Chợ nổi là gì Chợ nổi là hình thức trao đổi, buôn bán trên sông nước giữa thuyền này với thuyền kia. Hình thức họp chợ này đã được định hình và phát triển cùng với những thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm trước của vùng miền Tây Nam bộ.
Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều Chợ Nổi ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các Chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (Chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ Chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào, có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối TK 17 đầu TK 18. Theo sách sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí, thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.
Chợ nổi Cái Bè nằm tại vàm Cái Bè (là nơi tiếp giáp giữa sông sông Cái Bè và sông Tiền), trải dài trên 500m, là nơi trao đổi buôn bán của hơn 400 xuồng ghe mỗi ngày. Việc mua bán diễn ra từ khoảng 4 giờ sáng cho đến 15 giờ hàng ngày, tuy nhiên nhộn nhịp nhất là vào khoảng từ 5 giờ đến 8 giờ sáng, bao gồm mua bán sỉ và lẻ. Một điều đặc biệt thú vị ở Chợ nổi là trên mỗi ghe bán hàng đều có dựng một cây xào tre, mà trên đó có treo một hoặc nhiều món hàng mà người ta muốn bán (treo thứ gì thì bán thứ ấy). Một số dân địa phương mang sản phẩm của họ đến bán sỉ cho dân Thương hồ (thường là trái cây.) sau đó mua lẻ lại những sản phẩm mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày. Một số người khác đến mua sỉ từ dân Thương hồ, và mang về bán lẻ trong các làng quê hẻo lánh.
Lưu ý: đi thăm quan chợ nổi Cái Bè vào buổi sáng sớm. Chiều chợ tan, chỉ có ngắm Sông nước thôi nhé. Giá thuê Ghe từ 700k – 1trieu tùy ghe lớn nhỏ.
Khách sạn nhà nghỉ giá rẻ Mỹ Tho
- Khách sạn & nhà nghỉ ở Mỹ Tho rất ít, bạn có thể tìm ở đường Lý Thường Kiệt, Ấp Bắc. Giá phòng bình quân 100k-150/đêm/2 người.
- Chỗ ngủ bình dân: ngay ngã ba QL.60 – Ấp Bắc trên QL.60 tay trái, giá chỉ 60~120k/phòng đôi tùy phòng quạt hay máy lạnh. Hoặc dọc theo QL.50, cũng được. QL.60 cũng nhiều.
Hoặc tham khảo thêm:
- Khách sạn Hồng Phúc: 246/8 Ấp Bắc, Phường 5, Mỹ Tho
- Khách sạn Công Đoàn: 61 Ba Mươi Tháng Tư, Mỹ Tho
Món ngon ở Mỹ Tho
Mỹ Tho nổi tiếng với Hủ Tiếu, đã đến đây bạn đừng quên ăn Hủ Tiếu nhé.
- Hủ tiếu chay, Bồ Đề Quán ( đối diện chùa Vĩnh Tràng), Ngoài ra còn có các món chay khác khá ngon (bông bí chiên dòn, Kho quẹt rau luột, lẩu…..). Quán này lấy lợi nhuận để tài trợ cho trường nuôi dạy trẻ em nghèo, cơ nhỡ do chùa Tịnh Nghiêm ( kế chùa Vĩnh Tràng ) mở.
- Hủ tiếu thịt : Quán quần ký đối diện Ngân hàng ĐBSCL đường Lê Đại Hành ( Bán buổi sáng).
- Hủ tiếu mực ( khô, tươi): Đường vào chợ Thạnh trị, bùng binh ( ngày xưa mỹ tho có 1 cái vòng xoay nên dân mỹ tho gọi là bùng binh), Quán có cây da phía trước treo mấy lồng chim ( bán nguyên ngày).
- Mỷ tiếu bò viên : đường Lê Đại Hành, gần chợ mỹ tho chỉ bán buổi tối từ 18h-21h, món này khá ngon nhưng các bạn đừng nhầm nhá, coi quán nào đông khách nhất nhào vào (kế bên có mấy tiệm bán xe). Ngày rầm lớn quán này hem có bán.
- Hủ tíu Sa tế Hương: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách đầu đường Ấp Bắc 100m, có 2 tiệm ăn đều ngon nhưng bên Hương thì ngon hơn. giá 22k/tô.
- Hủ tíu Trang góc đường Yersin & Ấp Bắc. Giá 13k/tô: Rất ngon.
- Hủ tíu Thảo Loan 10 Giồng Dứa, ăn khuya. Giá 16k/tô. Ăn ngon nhưng hơi nhiều bột ngọt.
Quán ăn ngon khác tại Mỹ Tho
- Quán Năm Chuột: đường Trần Hưng Đạo, khúc giữa đường nhiều thứ linh tinh để ăn. Khá ngon.
- Cơm Chí Thành: 279 Tết Mậu Thân: Cơm ngon giá khoảng 30k/phần.
- Bún gỏi già: Hồng Thúy: ngay bên cạnh cơm Chí Thành.
- Xôi vò, xôi sầu riêng: góc đường Trần hưng Đạo – Lý Thường Kiệt, bán buổi tối, ăn quá xá ngon.
- Cháo rắn đậu xanh 460 trên LTK (coi chừng nhầm quán kế bên), hướng từ bến xe Mỹ Tho qua khỏi cầu Lý Thường Kiệt khoảng 50m hướng bên tay phải, bạn phải đến sớm, thường hết rắn khoảng 4~6h chiều. Giá tùy thuộc vào mùa rắn. Giá mỗi người khoảng 100k nếu đi từ 4 người là no căng.
- Hải sản tươi sống Tây Hồ, gần ngã 3 Tết Mậu Thân -Ấp Bắc.
- Quán nhậu bình dân: gà nước, ếch … trên QL50 thuộc xã Mỹ Phong cách Thành đội mới Mỹ Tho 100m hướng về Tân Mỹ Chánh, bên tay phải.
- Ăn khuya thì ra chợ Cũ hoặc bờ sông Tiền.
- Cháo cua đồng : đường Lê Thị Hồng Gấm, nằm trong hẻm có 1 cái nhà thờ. Đến dưới chân cầu Rạch miễu hỏi mấy anh xe ôm. So với Bến Tre thì quán này nhiều rau và ít bột ngọt hơn nên theo tôi là ngon hơn.
- Các món rắn: đường lý thường kiệt, chỗ cầu đôi.
- Cháo cá kèo : Quán này nằm trong hẻm gần chợ cũ nhưng mình không nhớ tên.
- Bánh xèo Sáu đèo : cái bánh to đùng và nhiều loại rau, khá ngon. Gần cầu Long định, hỏi đường ra chợ Vĩnh Kim, cách QL1 chừng 0.5km. Đến cầu Long Định hỏi chắc 80% dân ở đó biết.
- Café: Có thể ghé chuỗi quán cafe TungJa. Một trên đường NKKN đối diện Sở Kế hoạch – Đầu tư, 1 trong Bảo tàng. Cafe sáng trên bờ giếng nước nhỏ, hành lang nhà văn hóa, gần ngã 3 Yersin – Lê Thị Hồng Gấm.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ
Tổng 7,064 Lượt Xem
Kinh nghiệm Du lịch Chùa Hương – update 2021
Đi Chùa Hương khi nào? | Xe bus đi Chùa Hương | Nhà hàng ở Chùa Hương | Phượt Chùa Hương