Giới thiệu về Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất được biết đến như một dấu mốc xuyên thời gian thời kì chiến tranh Việt Nam. Tồn tại từ thời Pháp thuộc cho đến ngày 30/4/1975, cung điện nguy nga này trải qua nhiều biến cố cũng như thay đổi lịch sử của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định bấy giờ, bài viết xin gói gọn quá trình dài khoảng vài thập kỉ này làm một vài thời kì quan trọng nhất.
hay còn gọi là Dinh Thống Nhất được biết đến như một dấu mốc xuyên thời gian thời kì chiến tranh Việt Nam. Tồn tại từ thời Pháp thuộc cho đến ngày 30/4/1975, cung điện nguy nga này trải qua nhiều biến cố cũng như thay đổi lịch sử của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định bấy giờ. Xin gói gọn quá trình dài khoảng vài thập kỉ này làm một vài thời kì quan trọng nhất:
Sự ra đời
Ngày 23/2/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới, đặt dấu mốc lịch sử của bộ máy chính trị Pháp ở đất Sài Gòn. Dinh Norodom (tên đầu tiên của Dinh Thống Nhất) được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Hermite.
Cuộc đảo chính của người Nhật
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trụ sở làm việc một thời của người Pháp nay trở thành nơi các sĩ quan Nhật đóng chiếm, nắm quyền điều khiển lục tỉnh Nam Bộ. Sự thống trị của phát-xít Nhật kết thúc không lâu sau đó (tháng 9 năm 1945) khi người Mỹ lần đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân - kết thúc Thế Chiến thứ II.
Việt Nam Cộng hòa
Sau thời điểm lịch sử năm 1954 người Pháp rút quân khỏi Việt Nam, để lại hậu quả chia cắt 2 miền Nam-Bắc: miền Bắc là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền Nam là Quốc gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ông Ngô Đình Diệm nhận bản bàn giao Dinh Norodom ngày 7/9/1954 và sau khi ông phế truất vua Bảo Đại năm 1955, Dinh Norodom được biết đến như Phủ tổng thống hay Dinh đầu rồng (dựa vào vị trí phong thủy của Dinh).
Sau vụ không kích mưu sát bất thành năm 1962, Dinh Norodom bị hư hại nặng nề. Ông Ngô Đình Diệm cho xây lại toàn bộ dinh với bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Công trình được khởi công ngay trong năm đó, nhưng do ông Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, mãi đến năm 1966 Dinh mới được làm lễ khánh thành. Chủ tọa buổi lễ này không ai khác là ông Nguyễn Văn Thiệu - thống thống Việt Nam Cộng Hòa cho đến năm 1975.
Sau năm 1975
Thời khắc xe tăng T54B mang số hiệu 843 thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng phụ , khẳng định chiến thắng cuối cùng - kết thúc 20 năm chiến tranh đầy máu lửa; cái tên được đổi thành Hội trường Thống Nhất trong năm đấy.
Ngày nay, trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà còn thể phong cách kiến trúc tân cổ điển của Việt Nam thời kì những thập niên 60 (trong khi Dinh Norodom có hơi hướng kiến trúc Phục Hưng).
Tọa lạc đối diện Nhà thờ Đức Bà, địa chỉ của danh thắng này cũng nổi tiếng không kém các di tích lân cận. Điều đặc biệt là di tích này mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, tết; với khoảng thời gian sáng từ 7h30 đến 11h00 và chiều từ 13h00 đến 16h00. Mức phí hiện tại là:
+ Người lớn: 30.000đ/người/lần
+ Sinh viên: 15.000đ/người/lần
+ Học sinh (từ 6 tuổi đến 17 tuổi): 5.000đ/người/lần
Nội dung tham quan được chỉ rõ: "Đến với Di tích , quí khách sẽ được tự do trải nghiệm và tìm hiểu thông qua hệ thống các pano, bảng chỉ dẫn, bảng tên phòng theo tiêu chuẩn quốc tế thay thế cho hình thức tham quan chờ tổ chức thành đoàn. Nếu có nhu cầu cần Thuyết minh viên, quí khách sẽ được phục vụ ngay theo mức phí qui định của Di tích. Với số lượng khách tối đa 25 người lớn/đoàn hoặc 50 trẻ em/đoàn (học sinh từ cấp II trở xuống). Sau chương trình tham quan, quí khách sẽ xem bộ phim tư liệu “ - chứng nhân lịch sử” tại phòng chiếu phim máy lạnh thời gian khoảng 25 phút.
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp