Giới thiệu về Đền Thánh Thánh Thể Báo Đáp

Giáo Hạt Báo Ðáp Báo Đáp, Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định, Việt Nam Unnamed Road Nam Định VN 03503824150 03503824150 0916153775 0916153775 https://baodap.wordpress.com/ Nhà Thờ là: Đền Thánh Số Giáo Dân: 3,600 Giáo Dân Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Tường Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 18:00

Giáo Hạt Báo Ðáp
Báo Đáp, Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định, Việt Nam
Unnamed Road Nam Định VN
0350382415003503824150
09161537750916153775
https://baodap.wordpress.com/
Nhà Thờ là: Đền Thánh
Số Giáo Dân: 3,600 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Tường
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 18:00
Giáo Hạt Báo Ðáp
Báo Đáp, Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định, Việt Nam
Số Giáo Dân:
3,600 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Tường

Thông tin Giáo xứ Báo Đáp

GIÁO PHẬN BÙI CHU

Giáo Hạt BÁO ĐÁP

(Đền Thánh Báo Đáp hay Đền Thánh Thánh Thể)

Đền Thánh Thánh Thể Báo ĐápĐền Thánh Thánh Thể Báo Đáp

I. Làng – xã Báo Đáp theo dòng lịch sử.

Làng Báo Đáp xưa có tên nôm là Kim Hóp (Cây Hóp Vàng).

Theo “Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên” của tiến sỹ Khướu Năng Tĩnh soạn năm 1896 thì: Làng Báo Đáp trước đây là trại Hóp. Đến cuối đời nhà Ngô, đầu đời nhà Đinh (965 – 980) phát triển thành trang Hóp. Trang Hóp thời kỳ này thuộc Bố Hải Khẩu do sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) trấn giữ.

Đời nhà Trần (1225 – 1400) dân cư đông đúc, trang Hóp chia thành ba khu là: Hóp Đông, Hóp Đoài, Hóp Nguyễn.

Theo ” Đại Nam nhất thống chí.” ” Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên.” Thì: Năm Kỷ mùi 1739, dân ba làng Hóp (Hóp Đông, Hóp Đoài và Hóp Nguyễn) hợp binh với bẩy làng Cà,(Cà Đông, Cà Đoài, Cà Trung,Cà Hậu còn gọi là Cà Phan, Cà Ngyễn và Cà Trai), dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn dưới chiêu bài : Phò Lê, diệt Trịnh.

“Việt sử thông giám cương mục chính biên”. Q 38, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Văn Sử Địa Hà Nội 1960 chép về cuộc khởi nghĩa như sau: “Đông nam binh khởi phần lược châu huyện, Ninh xá Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ phương xí, nhi Hóp Già ( Cà ) tặc Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn đẳng vưu hiệt…

Có nghĩa là: Quân nổi nên ở miền Đông nam đốt phá cướp bóc các châu huyện. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá đang mạnh hừng hực, mà giặc Cà Hóp là Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn càng dữ dội”.

Câu tục ngữ: “Xứ đông Thanh Hà – Xứ nam Cà Hóp”, còn lưu truyền đến nay. Câu tục ngữ này do cụ Vũ Thế Lịch và cụ Bùi Chử ở xã Thanh Hà, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cung cấp . Hai cụ còn kể: Sau khi Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ mất, Nguyễn Hữu Câù ( tức Quận He )người huyện Thanh Hà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ông cho người liên lạc với nghĩa quân Cà Hóp, kết anh em với Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn chống lại chúa Trịnh.

Theo “tư liệu lịch sử của nhà sử học Lê Xuân Quang đã được công bố trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5 (206) tháng 9 – 10 năm 1982. Viện Sử học & UBKH XH Việt Nam Xb 1991” thì:

Vì có sự phản bội của một nghĩa quân là thằng Chóp Cổ Ra ( câu tục ngữ: “Bẩy làng Cà, Ba làng Hóp Không bằng thằng Chóp Cổ Ra” có xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa này), nên ngày 21 tháng một (11) năm Canh thân, cuôc khởi nghĩa Cà Hóp bị thất bại hoàn toàn. Chỉ huy quân triều đình bấy giờ là Trịnh Doanh, chúa Trịnh xuống lệnh triệt hạ các làng trong cứ điểm Cà Hóp. Ba làng Hóp bị triệt phá bình địa. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa dân ba làng Hóp sợ hãi chạy trốn phiêu dạt khắp nơi, một số chạy lên vùng Chấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn Hưng Hoá lập ra một làng (nay là xã Báo Đáp, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), số còn lại chạy lên vùng Mậu A lập ra một làng lấy tên là Ngòi Hóp (nay là ga Ngòi Hóp, huyện Mậu A.) Số còn lại chạy vào tổng Vạn Xuân, huyện Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Một số chạy vào làng Phù Nghĩa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Theo ” Việt Nam Công Giáo sử tân biên (1533 -2000) Cao Thế Dung, cơ sở Dân Chúa Xb 2003. QIII.” Thì những nơi này thời phân sáp lại là nơi ẩn náu của dân làng Báo Đáp.

Năm Kỷ mão 1759, có quan Tư mã Quận công Nguyễn Huấn nhận lệnh về chiêu dân lập ấp tại cứ điểm Cà Hóp. Ông yết cáo không truy sát, mà còn ân xá và chu cấp cho con cháu nghĩa quân.

Tiếng lành đồn xa, con cháu nghĩa quân lục tục rủ nhau hồi cư,số còn lại là dân các làng xung quanh đến xin ứng mộ.

Sau mấy năm làm ăn sinh sống, đời sống dân các làng dần ổn đinh. Huấn Quận Công bèn đặt tên cho các làng mới khôi phục là: Lai Cách.

Năm Cảnh Hưng thứ 15 Quý mùi 1763. Vua Lê Hiển Tông nhớ đến các làng có công khởi nghĩa giúp mình diệt Trịnh. Ông bèn xuống chiếu ngầm sai tướng công Phạm Đình Truỳ về đặt tên cho ba làng Hóp là: Làng Báo Đáp.

Theo ” Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX Q. I. 653tr. Nxb. KHXH- Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội 1981″ và “Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ do Vũ Thị Minh Hương – Nguyễn Văn Hương – Philipphe Papin thực hiện từ bộ Rðpertoire des toponymes et des archives villageoises du Bắc kỳ – IV- EFEO” thì: Năm Gia Long thứ ba làng Báo Đáp được nâng lên thành xã Báo Đáp. xã Báo Đáp thuộc tổng Hư Tả (Giang Tả ngày nay), huyện Thượng Nguyên, phủ Xuân Tràng, tỉnh Nam Định .

Theo “Việt Nam Công Giáo sử tân biên. Q. III. Tr.2009.Của Cao Thế Dung. Cơ sở Dân Chúa xuất bản. 2003” và “Thừa sao kỳ phân sáp làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo” thì: Năm Mậu ngọ 1858, cũng là năm Tự Đức 11, Thượng thư Nguyễn Đình Tân theo lệnh vua mở cuộc bắt đạo gắt gao ở tỉnh Nam Định.Ngày mồng một và mồng hai tháng tám năm Tân dậu 1861. Thượng Tân đưa lính về bao vây làng tịch thu vải vóc tơ lụa, rỡ nhà dân, phá bình địa nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ. Nhờ được quan Đô Thống Giang Tả, dân Báo Đáp biết tin sớm chạy thoát, ẩn náu ở các làng thuộc hai tổng Thi Liệu và Giang Tả, còn lại gần 200 người không chịu chạy trốn, quan sai lính giải lên tỉnh rồi bắt đi phân sáp. Tư điền, thổ trạch của giáo dân bị tịch thu làm công điền phân phát cho các làng lương dân. Làng xóm trở nên hoang vắng vì còn sót lại nhà nào thì dân tứ bàng đến rỡ hết.

Đến năm Giáp tý 1864, Vua Tự Đức xuống chỉ tha đạo. Dân làng mới hồi cư . Thời kỳ này xã Báo Đáp được chia thành ba khu bao gồm chín giáp là: Đàng Đông (còn gọi là đàng Trước) có bốn giáp gồm giáp Trước (sau đổi thành giáp Tiền), giáp Sau (sau đổi thành giáp Hậu). Giáp Đình và Giáp Kem. Đàng Trung có ba giáp gồm giáp Ngoài, giáp Trong và giáp Giữa. Đàng Nguyễn có hai giáp gồm Nguyễn làng và Nguyễn thôn.

Thời thuộc Pháp (1883 – 1945) xã Báo Đáp thuộc tổng Giang Tả, quận Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Năm 1952 xã Báo Đáp sáp nhập với Giang Tả thành xã Nam Toàn.

Năm 1957 xã Báo Đáp đứng biệt lập lấy tên là xã Nam quang. Xã Nam quang thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thời gian này xã Nam Quang được chia thành 10 xóm, đặt tên theo thứ tự từ 1 đến 10.

Năm1978, xã Nam Quang được sáp nhập với xã Nam chấn lấy tên là xã Hồng quang, xã Hồng Quang thuộc huyện Nam Ninh (Nam Trực + Trực Ninh), tỉnh Nam Hà. Từ đó đến nay (2009) qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Báo Đáp được gọi theo sự thay đổi này.

Hiện nay làng Báo Đáp thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

II. Vị trí hình thể.

Làng Báo Đáp chiếm trọn thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nằm giữa trục đường tỉnh lộ 55 và quốc lộ 21b cách thành phố Nam Định 5km về hướng Đông Nam.

Phía Đông giáp làng Xám (Lạc Đạo).
Phía Tây giáp Phú Gia và Quán Đá, xã Nam Toàn.
Phía Nam giáp Cà Đông xã Nam Cường.
Phía Bắc giáp Giang Tả xã Nam Toàn.

Làng Báo Đáp có dạng hình thang, đáy lớn phía Bắc, đáy nhỏ phía Nam với tổng diện tích: 1.954.804 m2 (543 mẫu 0 sào 8 thước) trong đó hai khu dân cư chiếm: 189.724 m2 (52mẫu 7sào 8 thước), ruộng đồng sông ngòi và các nghĩa trang chiếm: 1.785.080 m2(410 mẫu 3sào). Đất đai canh tác thấp dần về phía Nam

III. Nhà Thờ Mình Thánh Thánh Thể Báo Đáp

Nhà thờ chính xứ, dân Báo Đáp thường quen gọi với danh xưng tôn kính: “Nhà thờ Mình Thánh” để phân biệt với các nhà thờ họ và các nguyện đường giáp.

Nhà thờ Mình Thánh, một quần thể được xây cất hài hoà, ăn khớp với nhau từ: nhà xứ, Thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà hội quán, ao hồ, đường kiệu, cây cảnh và hoa lá thiên nhiên… Tạo thành bức tranh thuỷ mặc lung linh huyền ảo.

Nhà thờ Mình Thánh quả là trung tâm quy tụ mọi sinh hoạt, nơi nuôi dưõng và phát triển Đức Tin của con dân Báo Đáp, Với “sáng lễ, chiều kinh”, bất kể mưa dầm, nắng gắt hoặc trái gió trở trời.

Nhà thờ Mình Thánh Báo Đáp năm 1937Nhà thờ Mình Thánh Báo Đáp năm 1937

Nhà thờ Mình Thánh Báo Đáp. (ảnh chụp từ báo Nam Kỳ Địa phận. Tháng 10 năm 1937)

Theo các văn bản ghi lại thì nhà thờ Mình Thánh có các niên đại:

Khởi sự : Năm Nhâm Dần Thành Thái 1901.

Đặt viên đá đầu tiên: Tháng mười năm Mậu Thân 1908.

Khai móng: Tháng giêng năm Kỷ Dậu 1909.

Hoàn thành: Tháng chạp năm Quý sửu Thành Thái 1913.

Thiết kế, chỉ huy thi công: Cha Eugienio Andres Kiên. O.P.

Năm 1940, đời cha Phạm Đức Nguyên, mở rộng nhà thờ thêm hai hàng hiên, xây cổ lâu và đầu nhà thờ.

Năm 1988, đời cha Vinh sơn Bùi Công Tam, đại tu và cải tạo nội thất như hiện nay.

Cha Eugienio Andres Kiên. Chánh xứ Báo Đáp.

IV.Người khởi sự công trình

Cha Eugienio Andres, tên Việt Nam là Kiên. Sinh năm 1849 tại San Miguel de Zurueda, tỉnh Oviedo nước Tây ban nha, trong một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Eugienio. Khấn dòng Đaminh năm 18 tuổi tại tu viện Santa Catalina ở Barcelona, thụ phong linh mục năm 1891 lúc Ngài tròn 42 tuổi. Ngài cùng cha Casado Thuận (sau làm Giám mục giáo phận Thái Bình) được Đức cha Maximo Fernandez Định. Giám mục địa phận Trung (Bùi Chu) đưa sang Việt Nam năm1899. Đầu năm 1900 Ngài được Đức cha Định cử về coi sóc xứ Báo Đáp cùng với ba cha phó là: Cha Đaminh Thận, Cha Đaminh Cần, Cha Đaminh Hiếu.

Vốn tính tình thẳng thắn và công minh, nên “bao giờ Ngài cũng thẳng phép, chẳng tha cho mình, và cũng chẳng tha cho kẻ khác”. Chắc cũng nhờ vào bản tính cương trực, lòng ngay thẳng này mà nhiều người kể cả quan chức phần đời cũng nể sợ và đem lòng yêu mến.

Năm Nhâm dần Thành Thái 1901, Ngài cùng với ba cha phó và dân làng xúc tiến công trình nhà thờ, nhà xứ và Thành Đức Mẹ Lộ Đức.

Năm 1906, Ngài được Đức cha Định uỷ thác thiết kế chỉ đạo xây dựng nhà thờ phủ Thái (nhà thờ chính toà Thái Bình cũ).

Năm 1924, Ngài được Đức cha Trung uỷ thác xây trường Sư phạm Saint Thomas Aquin. Nay là trường phố thông trung học Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định.

Năm 1926, Ngài được Đức cha Munagorri Trung, Đức cha Ruiz de Azua Minh và Đức cha Gordaliza Phúc uỷ thác cùng với cha Casado Thuận và thầy Đaminh Yến thiêt kế và xây dựng Đại chủng viện Saint Anbert, nay là trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ TP Nam Định, nhà chung và nhà thờ Khoái Đồng.

Năm 1936, khi phân chia địa phận Bùi Chu thành hai Địa phận , Ngài sang coi sóc các xứ thuộc địa phận Thái Bình. Sau cùng Ngài xin Đức Cha Casado Thuận về phục vụ trại phong Văn Môn và qua đời tại đó năm1937.

Hài cốt Ngài được táng tại khuân viên Nhà Thờ xứ Cát Đàm.

Giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp có được như ngày hôm nay là nhờ công đức của Ngài. Cộng đoàn giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp xin đời đời biết ơn cha: Nhà kiến trúc tài ba, đã để lại cho hai giáo phận Bùi Chu & Thái Bình, cách riêng cho giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp những công trình kiến trúc kỳ vĩ và gương sáng về lòng tôn sùng Thánh Thể

Trích đoạn trong cuốn kỷ yếu làng – xã Báo Đáp – Xã Hồng Quang – Huyện Nam Trực -Tỉnh Nam định.

xuất bản năm 2009.

Số giáo dân :

– Tổng số dân cư năm 1954: 5.740 nhân khẩu.
– Sau di cư 1955: 2.320 nhân khẩu.
– Trước năm 1975: 6.444 nhân khẩu.
– Hiện nay 2010: 3.340 nhân khẩu.

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên