Giới thiệu về Đền Thánh Phú Nhai
Giáo Hạt Phú Nhai Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định Unnamed Road Nam Định VN 0975.954.382 0975.954.382 http://www.phunhai.net/ Nhà Thờ là: Vương Cung Thánh Đường Số Giáo Dân: 5,188 Giáo Dân Năm thành lập: 1866 Linh Mục Chánh Xứ: ĐaMinh Lê Quang Hòa
Thông Tin Nhà Thờ Phú Nhai
Giáo Phận Bùi Chu
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.
I. LỊCH SỬ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG PHÚ NHAI
Lược sử Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai
Vào năm 1858 tại Lộ Đức, nước Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ tên là Bernadette và xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cùng thời gian này việc truyền đạo và giữ đạo tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Nhà Thờ Phú Nhai Đầu Tiên và Thứ 2
Trong hoàn cảnh bi đát, khó khăn, đen tối nhất của lịch sử Công Giáo Việt Nam nói chung, nhất là của địa phận Bùi Chu nói riêng, năm 1858 (tức là chỉ sau 10 năm thành lập địa phận) Đức Cha Valentinô Berrio-Ochoa Vinh, Giám Mục Bùi Chu (ĐC Vinh được phúc Tử Đạo năm 1861 và được phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988) cùng với cha chính địa phận Emmanuel Rianô Hoà đã cùng nhau tha thiết khấn cùng Đức Mẹ Vô Nhiễm rằng: Nếu Đức Mẹ ban sự bình an cho địa phận, thì địa phận sẽ nhận Đức Mẹ làm quan Thầy và sẽ xây một Đền Thờ xứng đáng để dâng kính Người.
Lời khấn đã được Đức Mẹ chấp nhận, tuy chưa có bằng an ngay, nhưng tinh thần giáo dân và giáo sĩ mạnh dạn hơn. Những người quá yếu đuối đã bỏ đạo thì tiếp tục ăn năn trở lại, dần lắng dịu.
– Năm 1866, Cha chính Hoà giữ lời khấn hứa, đã xây Đền Thánh bằng gỗ lợp bổi.
– Cha chính Hoà làm Giám Mục năm 1868, và năm 1881, ngài cùng với Cha chính Ninh (Isaac Barquero) xây nhà thờ kính Mẹ Vô Nhiễm tại Phú Nhai, tuyên bố nhận Đức Mẹ làm Quan Thầy Địa Phận. Ngài cũng là người đầu tiên đưa sáng kiến hàng năm vào ngày 8/12 tổ chức trọng thể lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Quan Thầy địa phận Bùi Chu. Vào ngày lễ đó, ngài kêu gọi tất cả các cha, các tu sĩ và toàn thể giáo dân về Phú Nhai mừng lễ, để tạ ơn Đức Mẹ.
Đền Thánh Phú Nhai 1923
Nhà thờ Phú Nhai đã qua 3 lần xây cất. Lần đầu tiên là năm 1866, vì hoàn cảnh còn eo hẹp. Nhà thờ đã xây xong, nhưng chưa đúng như lòng mong ước, nên những thập niên về sau, giáo quyền đã đặt kế hoạch xây một Đền Thờ lớn hơn khởi công năm 1917 vàhoàn tất năm 1923, có thể nói là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Nhà thờ xây theo kiểu gothic, dài 88m, 2 tháp cao 30m, cha chính Y vẽ đồ án và trông nom xây cất, 7 năm mới hoàn tất. Khánh thành đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1923 do Đức Cha Munagori Trung, Giám Mục Bùi Chu chủ toạ, hầu hết các linh mục địa phận và trên 50.000 giáo dân tham dự.
Đền Thánh Phú Nhai bị bão năm 1929
Cơn bão 30/9/1929 làm đổ nhà thờ Phú Nhai. Cha già Phạm Văn Nguyện 82 tuổi, địa phận Thanh Hoá hiện đang hưu dưỡng tại nhà hưu dưỡng 12772 Loisse St, Garden Grove, CA 92841 kể lại như sau. Hồi đó, ngài hơn kém 20 tuổi, thỉnh thoảng dịch những bài báo từ Pháp văn sang Việt văn đăng trên tờ Trung Hoà nhật báo, tờ nhật báo Công Giáo đầu tiên tại Việt Nam. Trung Hoà nhật báo tường thuật cơn bão đó như sau:
Trận bão chỉ kéo dài hơn kém một giờ mà đã làm đổ 48 nhà thờ, trong đó có nhà thờ Phú Nhai. Nhà thờ đổ vào hồi 8 giờ sáng vì lý do trần nhà thờ bị mưa, chứa quá nhiều nước, bị gió lớn làm sập trần và kéo theo đổ cả nhà thờ. Thiệt hại về nhân mạng là 16 người chết, trong đó có ông từ đang đốt đèn. Rất may trận bão chỉ kéo dài có một giờ, nếu kéo dài lâu hơn, thì số thương vong rất nhiều. Dân làng ai ai cũng vội vàng thu dọn nhà cửa rồi vào trú ẩn trong nhà thờ. Chưa kịp vào thì nhà thờ đã bị sập.
Để tái thiết Đền Thánh, địa phận tổ chức Tombola trên toàn cõi Việt Nam. Nguyên tiền dọn dẹp cho sạch để xây lại nhà thờ đã tốn kém 40.000$ VN hồi đó, chưa kể nhân công. Nếu tính ra Mỹ Kim ngày nay, phí tốn dọn dẹp lên tới 800.000 Mỹ Kim. Hồi đó, một con bò giá 5$ VN, thì 40.000$ Vn là 8.000 con bò. Vậy 8.000 con bò nhân với 100 Mỹ Kim là 800.000 MK.
Đền Thánh Phú Nhai 1933
Địa phận Bùi Chu vẫn cố gắng và lần thứ ba, với sự đóng góp của toàn thể giáo dân Bùi Chu và sự trợ giúp của các giáo phận Việt Nam, sau 4 năm cố gắng, giáo phận Bùi Chu lại hoàn thành một Đền Thánh đồ sộ, nguy nga hơn để kính dâng Đức Mẹ Vô Nhiễm vào năm 1933.
Đền Thánh Phú Nhai 1990
Đền Thánh Phú Nhai hiện nay được xây cất năm 1933 đã trải qua 57 năm với bao nhiêu bão gió và bom đạn chiến tranh, nhà thờ cần phải sửa chữa. Vì thế, giáo quyền Bùi Chu đã đề ra công tác Đại Tu Bổ Đền Thánh Phú Nhai.
(Trích từ “Góp phần Đại Tu Bổ Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai”)
Cầu Được Ước Thấy
Cho tới nay, quê hương Phú Nhai đã sinh ra biết bao người con ưu tú. Trong đó có:
– 6 vị Hiển Thánh Tử Đạo
- Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, sinh năm 1732 tại Trà Lũ, Bùi Chu, Linh Mục, Dòng Ða Minh, xử trảm ngày 07-11-1773 tại Ðồng Mơ dưới đời chúa Trịnh Sâm, phong Chân Phúc ngày 15-4-1906 do Ðức Piô X, kính ngày 07-11.
- Vinh Sơn Ðỗ Yến, sinh năm 1764 tại Trà Lũ, Phú Nhai, Linh Mục, Dòng Ða Minh, xử trảm ngày 30-6-1838 tại Hải Dương dưới đời vua Minh Mạng, phong Chân Phúc ngày 27-5-1900 do Ðức Lêô XIII, kính ngày 30-6.
- Ðaminh Ðinh Ðạt, sinh năm 1803 tại Phú Nhai, Bùi Chu, Binh Sĩ, xử giảo ngày 18-7-1839 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, phong Chân Phúc ngày 27-5-1900 do Ðức Lêô XIII, kính ngày 18-7.
- Tôma Ðinh Viết Dụ sinh năm 1783 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh, Linh Mục, Dòng Ða Minh, xử trảm ngày 26-11-1839 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, phong Chân Phúc ngày 27-5-1900 do Ðức Lêô XIII, kính ngày 26-11.
- Ðaminh Đinh Đức Mậu, sinh tại Phú Nhai, Bùi Chu, Linh Mục, Dòng Ða Minh, xử trảm ngày 05-11-1858 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức, phong Chân Phúc ngày 29-4-1951 do Ðức Piô XII, kính ngày 05-11.
- Giu se Trần Văn Tuấn, sinh năm 1825 tại Nam Ðiền, Nam Ðịnh, Giáo dân, xử trảm ngày 07-01-1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, phong Chân Phúc ngày 29-4-1951 do Ðức Piô XII, kính ngày 07-01.
(Trích từ Dòng Máu Anh Hùng, Lm Vũ Thành)
– 111 Chứng Nhân Đức Tin
– và đã hiến dâng cho Hội Thánh 5 Giám Mục cùng gần hai trăm Linh Mục, Tu Sĩ:
- ĐGM Đaminh Đinh Đức Trụ (1908-1982)
- ĐGM Đaminh Hoàng Văn Đoàn (1912-1974)
- ĐGM Đaminh Lê Hữu Cung (1898-1987)
- ĐGM Giuse Đinh Bỉnh (1920-1989)
- ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh (1940-), Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Chính trên mảnh đất này đã vinh dự được chọn xây dựng Đền Thánh.
1. Năm 1866, Cha chính Hoà giữ lời khấn hứa, đã xây Đền Thánh bằng gỗ lợp bổi.
2. Khi làm Giám Mục, Đức Cha Hoà xây Đền Thánh lần thứ hai dài 40 m bằng gỗ lợp ngói nam năm 1881.
3. Năm 1917, Đức Cha Phêrô Munagori Trung xây dựng lại Đền Thánh hiện nay, hoàn thành năm 1923. Sáu năm sau, bị sập đổ do cơn bão lớn ngày 24/6/1929 (Kỷ Tỵ).
4. Năm 1930, Đức Cha Trung lại tái thiết, hoàn thành năm 1933. Đó là Đền Thánh ngày nay với kích thước: dài 80m, rộng 27m, cao 30m, tháp cao 44m.
Những Biến Cố:
1. Kỷ niệm 470 năm, làng Trà Lũ (Phú Nhai) cùng với làng Quần Anh (Quần Phương) và làng Ninh Cường giáo phận Bùi Chu được phúc đón nhận Tin Mừng sớm nhất nước Việt Nam.
2. Kỷ niệm 70 năm xây dựng Đền Thánh (1933 – 2003).
3. Kỷ niệm 150 năm Đức Piô IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854.
4. Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức và giáo phận Bùi Chu được dâng hiến cho Mẹ Vô Nhiễm (1858 – 2008).
Giáo xứ Phú Nhai lúc đó do các đấng Tây Ban Nha coi sóc đã họp tại giáo xứ (còn ở tại giáo họ Bắc Tỉnh) xin Đức Mẹ tỏ dấu hiệu để xây dựng ngôi thánh đường lớn dâng kính Đức Mẹ, bỗng nhiên được sự lạ tỏ ra tại làng Phú Nhai.
II. Làng Phú Nhai
– Theo địa dư hành chính, làng Phú nhai nằm trên một khoảng đất chừng 3 cây số vuông, thuộc xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam định, Việt Nam: đông giáp làng Trà Đông, tây giáp thị trấn Xuân Trường, nam giáp xã Xuân Trung, bắc giáp xã Xuân Bắc. Làng Phú nhai chia thành 7 xóm: Xóm Bắc, xóm Phụ, xóm Đông, xóm Nam, xóm Phan, xóm Đoài Nhất, và xóm Đoài Nhị.
– Làng Phú nhai có một số điểm đặc biệt mà hiếm làng quê nào có được như: Đến gần 100% là người làng mang họ Đinh, trung tâm của làng là ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ, trước nhà thờ có 1 dòng sông chạy ngang làng, dân cư ở xung quanh nhà thờ, hết dân ở là đồng lúa bao la xung quanh làng, hết đồng lúa bao quanh làcon sông chạy xung quanh làng như những vòng tròn khép kín mà ngôi nhà thờ là trung tâm. Làng Phú Nhai còn có 1 cái cổng làng to đẹp nổi bật ở đầu làng, hiện nay vẫn được duy trì, tôn tạo mà ít làng nào có được
CỔNG LÀNG PHÚ NHAI |
– Theo địa dư tôn giáo, xứ Phú nhai thuộc Giáo phận Bùi chu. Dân số khoảng 8 ngàn người Công giáo, chia thành họ nhà xứ (khoảng 2 ngàn người toàn tòng Công giáo) và 6 họ lẻ là : Họ Đức Bà, họ Thánh Giuse, họ Bắc Tỉnh, họ Thôn Đông, họ Trái Tim( Thánh Tâm), họ Thất Sự, xứ Kính Danh, xứ Nam Điền( 2 xứ này hiện nay đã tách ra có linh mục coi sóc riêng). Dân số những họ lẻ này chỉ có chừng 20 % theo đạo Chúa, phần còn lại, hầu hết còn theo đạo Ông Bà Tổ Tiên.
– Phú nhai nằm tại trung tâm vùng Trà Lũ( gồm Trà Đông nay là làng Trà Đông cùng xã với làng Phú nhai, Trà Bắc nay tách ra và đổi thành xã Xuân Bắc, làng Trà Trung nay tách ra và đổi thành xã Xuân Trung). Đây là địa danh được nói tới trong Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục về việc truyền giáo đầu tiên cho người Việt Nam như sau: “Năm Nguyên hòa nguyên niên (1533) đời Lê Trang Tôn, có một dương nhân tên là Inikhu đi đường biển lén vào giảng đạo Giatô ở làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Chỉ” (chương 33, 6B).
Trích sách Linh mục Giuse Maria Hoàng Gia Huệ (1886-1954): Vị Tông đồ Truyền bá Kinh Mân côi, tác giả: Tu sĩ Phêrô Maria Nguyễn Cao Hoàng, CMC
Thánh Quan Thầy của
- Xóm Bắc: thánh Barbara, ngày 4.12
- Xóm Phụ: thánh Catarina, ngày 29.4
Bài (2), (3), (4) - Xóm Đông: thánh Rôsa Lima, ngày 23.8
- Xóm Nam: thánh Têrêxa Mẹ, ngày 15.10
- Xóm Phan: thánh Ana, ngày 26.7
- Xóm Đoài Nhất: thánh Madalena, ngày 22.7
- Xóm Đoài Nhị: thánh Inê ngày 21.1
- Cả 7 xóm: Thánh Philômena, ngày 11.8