Giới thiệu về Chùa Khải Ðoan

Tên chùa “Khải Đoan” được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa của những người Việt sinh sống ở Ðak Lak, nằm ở Trung tâm Thành phố Buôn Mê Thuột, trong khuôn viên xấp xỉ 7 sào Trung bộ thuộc địa phận Phường Thống Nhất.
Thành phố Buôn Mê Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Buôn Mê Thuột.
Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ tam, trước cổng là tam quan, giữa là chính điện, sau là nhà hậu tổ. Cổng tam quan gồm 2 tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m. Ðiện Quan Âm xây tách biệt với bố cục chính của chùa, hình lục giác với 6 cột trang trí hình rồng mây.
Chính điện gồm hai phần, phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên có cột kèo, nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Chính điện thờ Phật Thích ca. Chùa có quả chuông nặng 380 kg bằng đồng đúc năm 1954.
Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương.


Giới thiệu

Tên chùa “Khải Đoan” được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. Xem thêm
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên