Giới thiệu về Chùa Đại Bi
Chùa Đại Bi nằm trên đỉnh núi Ngoan Sơn, vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu và mở rộng với quy mô rất lớn theo kiểu “trăm gian”.
Khi ấy, ngôi chùa ngoài Tam Bảo ra còn có gác chuông, hậu đường, hai bên hành lang, nhà mẫu, nhà tổ, nhà sư, nhà khách. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ đó bị phá dỡ. Năm 1990, dân làng dựng tạm mấy gian Tam Bảo có quy mô nhỏ để làm nơi thờ Phật.
Giá trị nổi bật của chùa Đại Bi là 5 thác bản văn bia của chùa đều có niên đại vào thời Lê Trung Hưng có tên và niên đại như sau: Bia có tên “Đại Bi tự” niên đại Chính Hòa 24 (1703). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Vĩnh Thịnh 3 (1707). Bia tứ diện có tên “Sáng lập thạch bi, Toàn thôn ký kết, Cùng lập giao ước” niên đại Vĩnh Thịnh 4 (1708). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Cảnh Hưng 16 (1755). Bia có tên “Hậu Phật bi ký, Đồng thôn lệ ký” niên đại Cảnh Hưng 20 (1759).
Chùa làng Thượng “Đại Bi tự” nằm trên đỉnh núi Ngoan Sơn (còn gọi Chùa), vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu và mở rộng với quy mô rất lớn theo kiểu “trăm gian”. Khi ấy, ngôi chùa ngoài Tam Bảo ra còn có gác chuông, hậu đường, hai bên hành lang, nhà mẫu, nhà tổ, nhà sư, nhà khách. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ đó bị phá dỡ. Năm 1990, dân làng dựng tạm mấy gian Tam Bảo có quy mô nhỏ để làm nơi thờ Phật. Những năm gần đây, dân làng cùng nhau quyên góp, công đức phục dựng lại ngôi Tam Bảo của chùa với quy mô rất lớn với dáng vẻ truyền thống.