Giới thiệu về Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định nói riêng và của nền văn hóa châu thổ sông Hồng nói chung.
Đây là một ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời nhà Lý, có tên tự là chùa “Thần Quang”tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trải qua quá trình tôn tạo trùng tu, chùa có dáng vẻ, sắc thái riêng; trong đó đặc biệt nổi bật là phong cảnh kiến trúc độc đáo, mang yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”
là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.
Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ, tuy nhiên đã bị đổ nát. Năm 1902, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc "Nhất Thốc Lâu Đài" với những yếu tố kiến trúc Gothique giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần, vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.