- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khám phá Chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang - ngôi cổ tự trên 200 tuổi
Nội dung
Trải qua hơn 10 đời truyền thừa, chùa Bửu Lâm đã tồn tại và phát triển từ năm 1803 đến nay qua nhiều thăm trầm của thời gian. Bài viết dưới đây của Viet Fun Travel sẽ cùng du khách tìm hiểu về chùa Bửu Lâm – ngôi cổ tự trên 200 tuổi ở Tiền Giang.
-> Bài viết liên quan: Chùa Phật Ân - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Tiền Giang
1. Giới thiệu lịch sử chùa Bửu Lâm
Tương truyền, vào đầu thế kỷ 18, một ni cô theo đoàn di dân của Chúa Nguyễn vào miền Nam khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Khi đi ngang qua xóm Dầu, vị ni cô đã dừng lại và lập một am nhỏ để tu niệm. Vốn am hiểu về thuốc nam, ni cô đã trồng nhiều cây thuốc xung quanh am và hái thuốc chữa bệnh cho mọi người.
Dần dần, tiếng lành đồn xa, người dân quanh đó kéo đến chữa bệnh và tụng niệm ngày càng đông hơn. Khi đó, ni cô quyết định xây cất một ngôi chùa tại đây vào năm 1742. Sau đó, ni cô qua đời và ngôi chùa trở nên hoang vắng dần. Tới năm 1803, một vị hòa thượng có pháp danh Từ Lâm đã về chùa trụ trì.
Bửu Lâm cổ tự - ngôi chùa nổi tiếng ở Tiền Giang
Vị hòa thượng này đã xây mới ngôi chùa bằng gỗ căm xe và đặt tên chùa là Bửu Lâm. Ý nghĩa của tên chùa Bửu Lâm là ước nguyện dòng Lâm tế Chánh tông sẽ được giữ gìn và phát triển vững bền. Từ đó đến nay, chùa Bửu Lâm đã trải qua nhiều lần trùng tu để có diện mạo như bây giờ.
Kiến trúc bên ngoài của chùa đã thay đổi khá nhiều nhưng nội thất trong chùa hầu như vẫn giữ nguyên. Nhờ đó, chùa giữ được nét cổ kính và trở thành một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất ở Tiền Giang.
-> Cùng tham khảo: Những địa điểm du lịch ở Tiền Giang
2. Kiến trúc đặc sắc của chùa Bửu Lâm
Nằm tại đường Anh Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho, chùa Bửu Lâm được xây dựng với nhiều nét kiến trúc đặc sắc. Đầu tiên là cổng tam quan có hình cổ lâu, bên trên là các câu đối mang ý nghĩa tôn giáo và một số hoa văn rồng phượng, bên dưới là 3 cổng với ý nghĩa Không môn, Giải thoát môn và Vô tướng.
Cổng tam quan của chùa Bửu Lâm
Tiếp đó là con đường dẫn vào chùa được trang trí bằng nhiều bức tượng. Các bức tượng này mô tả nhiều sự tích lớn trong đạo Phật như Thái tử xuất gia, Đức Phật nhập niết bàn... Khi đi hết con đường, du khách sẽ thấy phần chính của chùa Bửu Lâm. Phía bên trái là ngôi nhà trù. Toàn bộ phần chùa còn lại được xây theo hình chữ “khẩu”.
Phần chữ “khẩu” này có 5 công trình là Hộ pháp đường, Đại hùng bảo điện, Bát nhã đường và hai ngôi nhà lớn. Trong chùa có nhiều bức tượng cổ trong đó có tượng Bồ đề Đạt Ma được đúc từ năm 1802. Một số cổ vật khác cũng rất có giá trị như ba tấm hoành phi được các Phật tử cúng hiến vào năm 1909, 40 câu đối chữ Nho được khắc trên gỗ từ đầu thế kỷ 20...
Chánh điện của chùa được trang trí bằng 9 bộ bao lam chạm khắc tinh vi. Trên các bộ bao lam là hình ảnh mai điểu, chim trĩ, mẫu đơn, cửu long tranh châu, tứ linh, tứ quý... Riêng bộ cửu long tranh châu và cá hóa long được sơn son thiếp vàng công phu.
Trong chùa có những câu đối, bao lam được chạm khắc công phu, đầy giá trị
3. Một số lưu ý khi tham quan chùa Bửu Lâm
Khi đến tham quan chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang, du khách nên lưu ý một số điều sau:
- Chùa có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây cảnh đẹp nên du khách không chỉ có thể đến đây hành hương mà còn có thể tham quan phong cảnh trong chùa.
- Đường đi đến chùa khá dễ. Du khách từ ngã ba Trung Lương đi vào thành phố Mỹ Tho. Du khách sẽ thấy đường Ấp Bắc. Đi thẳng theo con đường này, du khách qua cầu Nguyễn Trãi và đi tiếp một đoạn ngắn nữa là thấy chùa Bửu Lâm.
- Từ chùa Bửu Lâm, du khách có thể tham quan một số thắng cảnh nổi tiếng khác như tịnh xá Ngọc Mỹ, nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng, bảo tàng Tiền Giang...
- Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Bửu Lâm với du lịch khám phá thành phố Mỹ Tho và thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng nơi đây như hủ tiếu Mỹ Tho, cháo cá lóc rau đắng, chuối quết dừa, bún gỏi già, cá lóc nướng trui, vú sữa Lò Rèn...
- Chùa Bửu Lâm được xem là một trong bốn tổ đình dòng Lâm tế Chánh tông, thuộc Phật giáo Đại thừa và được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1999.
Bửu Lâm cổ tự thuộc Phật giáo Đại thừa
- Chùa Bửu Lâm không chỉ là ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng ở Tiền Giang mà còn là một trong những ngôi cổ tự của đồng bằng sông Cửu Long. Do đó danh tiếng của chùa vang xa và hàng năm thu hút nhiều người đến chùa hành hương, thăm viếng.
-> Tham khảo và đặt ngay những Tour du lịch Tiền Giang chất lượng cực tốt do Viet Fun Travel tổ chức.
Trên đây là một số thông tin về chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu với du khách. Có dịp đến với thành phố Mỹ Tho của Tiền Giang, mời du khách ghé thăm ngôi cổ tự này để hiểu hơn về đời sống Phật giáo của người dân Mỹ Tho qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
50 địa điểm du lịch Đà Nẵng đẹp nổi tiếng nhất định phải đi một lần
Du lịch Đà Nẵng đã không còn xa lạ với chúng ta. Đà Nẵng không chỉ là một thành phố trọng điểm của Việt Nam mà nơi đây còn nổi tiếng với thu hút số lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Nơi đây thực sự đẹp tuyệt vời. Bởi vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đ
Chùa Vạn Linh – danh thắng nổi tiếng ở núi Cấm An Giang
Được mệnh danh là “Trung tâm hành hương và du lịch tham quan” khu vực Bảy Núi, chùa Vạn Linh là địa điểm vừa có ý nghĩa về tôn giáo vừa có phong cảnh đẹp. Trong bài viết sau đây, Viet Fun Travel sẽ giới thiệu với du khách về chùa Vạn Linh – danh thắng nổi
Top 20 Địa điểm du lịch Kiên Giang view đẹp ngút ngàn từ đất liền ra đảo
Bạn muốn đi du lịch miền Tây? Bạn muốn khám phá vùng biển phía Nam? Kiên Giang chính là một nơi hội tụ đầy đủ những đặc điểm đó. Tỉnh ven biển này vừa có những đặc điểm tương đồng với một vùng đất miền Tây thuần khiết lại có nhiều hòn đảo, nhiều bãi biển
Núi Chứa Chan – ‘nóc nhà’ ở Đồng Nai
Ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ có nhiều rừng rậm, vách đá dựng đứng… được các bạn trẻ chọn để khám phá khi rảnh rỗi.
Đi cáp treo dài 7.500 m và leo 999 bậc thang để đến cổng trời
Tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Môn (Trung Quốc), cổng trời cao 130 m và rộng 57 m, được hình thành sau một trận đại hồng thủy khiến núi đá vôi sập xuống tạo nên một mái vòm.