Giới thiệu về Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính đang là điểm check in của nhiều du khách, qua ánh mắt thường du khách sẽ choáng ngợp trước sự đồ sộ công trình Phật giáo này, mang đậm bản sắc truyền thống, ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Khuôn viên chùa bài đính có diện tích rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới.
Thời gian đi du lịch Bái Đính Tràng An thích hợp nhất
Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi thời tiết mùa xuân còn ấm áp thì cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Vì còn là mùa xuân, nên bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lể chùa cầu may và tham gia giác lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Vì là thời điểm thích hợp nên lượng khách tham quan đến đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Nhưng nếu bạn cảm thấy không nhất thiết phải đi vào mùa xuân thì có thể đi vào các dịp khác trong năm.
Giới thiệu chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh... vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước.
Tại khu chùa Bái Đính có rất nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm cũng như đặc sản hấp dẫn, tuy nhiên giá trên núi trường cao hơn bên ngoài rất nhiều. Nếu mua đặc sản về làm quà bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn. Bạn nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa và quyên góp nhé, tuy nhiên không nên bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa mà hãy để đúng vào các hòm công đức nơi đây.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa rộng lớn nhất Việt Nam với những kỷ lục:
1. Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
2. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ
3. Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
4. Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
5. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
6. Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
7. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
8. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
Hiện tại giá các dịch vụ tại Chùa Bái Đính như sau:
- Xe điện: 30.000/người/lượt
- Vé thăm quan Bảo tháp: 50.000/người
- Giá vé hướng dẫn viên: 300.000/tour
- Giá vé đi đò là 150.000/lượt
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp