Giới thiệu về Cây đa đại thụ
Tại tiểu khu 63 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa tạo thành quần thể đa, trong quần thể này có 1 cây đa rất đẹp với nhiều rễ phụ rủ xuống đâm sâu vào lòng đất tạo nên nét đẹp hiếm nơi nào có được. nhiều người còn gọi Cây đa đại thụ là Bách niên đại thụ hay cây đa ngàn năm.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà, cây đa này có chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m . Cây đa này được coi như cây di sản của thành phố và đang được khách du lịch đến tham quan. Rất nhiều người thắc mắc về tuổi đời của cây đa đại thụ, cây đa đã được bao nhiêu năm tuổi? Đến bay giờ vẫn chưa có một xác minh khoa học nào về độ tuổi của cây đa đại thụ này.
Nằm ở độ cao 700m, cây đa cổ thụ đứng sừng sững giữa đất trời với những tán lá xum xuê, chằng chịt. Cây đa cao trên 20m hàng trăm rễ phụ lớn nhỏ bám sâu vào lòng đất mẹ, lừng lững vươn những tán lá xanh um về phía biển tạo cảnh quan đẹp có một không hai. Được phát hiện vào năm 1771, từ đó đến nay, cây đa Sơn Trà được đánh giá là một trong những cây đa có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam với chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m.
Sau khi được được các nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm, vào tháng 6.2014, cây đã chính thức được đưa vào trong hệ thống Cây di sản của Việt Nam và là cây cổ thụ di sản đầu tiên của thành phố biển Đà Nẵng.
Có lẽ chính vì lịch sử phát triển lâu đời của mình mà cây đa này có thể phát triển đồ sộ như hiện nay. Với tán lá rộng, những cành, cành rễ chắc chắn, cây đa trở thành nơi trú chân, nghỉ mát cho nhiều du khách, những phượt thủ trên đường khám phá bán đảo Sơn Trà.
Cây đa Sơn Trà hiện được đánh giá là thực thể sống động và đặc trưng của bán đảo Sơn Trà, góp phần đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái tại bán đảo này.Nếu bạn có hứng thú và muốn được chiêm ngưỡng tận mắt “cây đa nghìn năm” thì hãy thử sức mình với những tour đi bộ xuyên rừng, hay đạp xe quanh bán đảo để có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.