- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bún thang – Nét thanh tao của ẩm thực Hà Nội
Nội dung
Nếu kể về các món bún Hà Nội đã làm nức lòng biết bao người sành ăn và cả du khách nước ngoài, chúng ta có thể liệt kê được khá nhiều. Nổi bật trong đó, bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thàn
Nếu kể về các món bún đã làm nức lòng biết bao người sành ăn và cả du khách nước ngoài, chúng ta có thể liệt kê được khá nhiều. Nổi bật trong đó, bún thang như một hình ảnh tượng trưng cho một món quà thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành.
Bún thang đã góp mặt trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội từ rất sớm. Sự ra đời của nó bắt nguồn từ món canh thượng thang của người Thủ đô xưa. Tận dụng các nguyên liệu truyền thống của ngày Tết như tôm khô, thịt gà, xương gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm… bún thang vừa khéo làm tan biến cảm giác ngán ngấy món ăn đậm vị thịt, cá lại vừa thể hiện sự khéo léo, tiết kiệm, vun vén của những người phụ nữ Hà Nội xưa.
“Bông hoa ngũ sắc”
Khi nghiên cứu ý nghĩa cái tên của món ăn này, các nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng: Thang theo tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có thể hiểu là “bún được chan bởi canh”. Đơn giản vậy thôi nhưng lại không kém phần thú vị. Bởi lẽ, chỉ với cái tên đã cho thực khách thấy được phần cốt lõi, linh hồn của món bún cổ truyền chính là nước dùng. Nguyên liệu chính của nước dùng là từ xương gà hoặc xương lợn và tôm he được ninh nhừ.
Trong quá trình chế biến, người nấu phải hớt bọt liên tục và đều tay để nước dùng không bị vẩn đục. Một nồi nước dùng đạt chuẩn phải vừa trong, vừa ngọt thanh lại thoang thoảng mùi hương của tôm he, của nấm khô.
Làm bún thang còn cầu kì ở chỗ lựa chọn nguyên liệu, chế biến và trình bày tác phẩm. Người ta ước tính để làm một bát bún thang phải cần đến hai mươi loại nguyên liệu. Bún được chọn là bún rối được gỡ thành sợi nhỏ, trắng như bông mỡ. Thịt gà phải là loại gà ta, thịt mềm, xé nhỏ nhưng vẫn còn dính lại chút da óng ánh như lá vàng quỳ. Kế đến giò lụa cũng phải lựa chọn kỹ lưỡng, các khoanh giò được thái mỏng, ở giữa phải có màu hồng nhạt mới là giò ngon. Ruốc tôm phải ngọt mà không tanh, được làm bông lên. Củ cải khô xé sợi được dầm chua ngọt màu nâu vàng trông thật ngon mắt.
Cầu kì hơn nữa là khâu đánh trứng. Trứng muốn tráng thật mỏng nên cho thêm vào một chút rượu trắng rồi đánh kỹ. Sau đó, lấy que bông chấm vào bát mỡ quẹt đều quanh lòng chảo, khi cho trứng vào phải quay chảo thật nhanh và đều tay. Trứng rán xong được cắt ra thành từng dải, mỏng mà vẫn láng đều, mềm mại, mịn màng. Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu là nấm hương, hành hoa và rau răm thái nhỏ.
Tất cả những nguyên liệu được bày biện khéo léo trên bát bún giống như một bông hoa ngũ sắc với nhụy hoa là khoanh trứng màu vàng sẫm. Nói như nhà văn Vũ Bằng “nhìn bát phở cho ta cảm giác của bức họa tập thể bạo màu thì quan sát tô bún thang cho ta cái cảm giác đang được ngắm bức tranh phong cảnh trong trẻo của sông Stêbơn mà ở đó những mảng màu nguyên chất được đặt gần nhau chứ không pha lẫn”.
Duyên ngầm từ… mắm tôm
Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến thứ gia vị được coi là nét duyên ngầm của bún thang. Đó là mắm tôm. Như một thực khách đã từng nhận xét bún thang mà thiếu mắm tôm cũng giống như ăn phở không có nước dùng. Và cũng không thể không nhắc đến tinh dầu cà cuống như là nét tinh tế, đặc sắc nhất của món bún này. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm nhẹ, mùi hương quế sẽ quyện vào bát bún tạo thành một hương vị thơm ngon khó tả. Chỉ tiếc rằng, ngày nay, cùng với sự biến mất dần của con cà cuống thì cái hương vị đó đã dần dần chỉ còn trong ký ức của người Hà thành khiến bao thực khách phải tiếc nuối.
Bún thang xưa chỉ được thưởng thức vào các dịp đặc biệt như ngày lễ hóa vàng mùng 4 Tết. Ngày nay, người ta thưởng thức bún thang trong cuộc sống hàng ngày và cũng không còn giữ được đủ các nguyên liệu truyền thống như xưa. Tuy nhiên, với những nguyên liệu cơ bản như hiện nay, món ăn này vẫn khiến những người đã từng một lần thưởng thức phải nhớ mãi.
Theo Dulichvn
Xem thêm bài viết
Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong khu phố cổ Hà Nội
Nhâm nhi ẩm thực quanh hồ Tây, Hà Nội
4 món ăn tại phố Lò Đúc bạn nên thử khi du lịch Hà Nội
Những món ăn vặt được yêu thích tại Sài Gòn
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra ăn vặt là một hoạt động có ích cho cơ thể vì vừa có thể ổn định hoạt động trao đổi chất vừa có thể giải tỏa tâm trạng căng thẳng.
Những ông Tây tha phương bán đồ ăn ở Sài Gòn
Vốn là nơi dễ sống vì bạn có thể làm mọi công việc hợp pháp để kiếm tiền, mảnh đất Sài Gòn trở thành nơi dừng chân buôn bán đồ ăn của những ông Tây tha phương.
Thưởng thức kem ít béo miễn phí tại Ajisen Ramen
Sẽ thật thiếu sót nếu đến Ajisen Ramen mà không nếm qua một trong những loại nước ép hỗn hợp ớt, chanh dây, cà chua và củ dền độc đáo, để xua tan đi sự khó chịu căng thẳng mệt mỏi.
10 đặc sản ‘nhắc là thèm’ của thành phố Nam Định
Ngoài các đặc sản đã quá nổi tiếng như kẹo sìu châu, bánh gai, chuối ngự Đại Hoàng… các món ăn đường phố của thành phố Nam Định cũng rất phong phú, hấp dẫn với mức giá “mềm”.
4 kiểu buffet nên thử khi du lịch Sài Gòn
Nếu buffet trên tàu là hành trình ẩm thực thú vị thì buffet sushi giúp bạn thỏa sức khám phá những điều lý thú quanh món ăn của đất nước hoa anh đào – Nhật Bản.