Giới thiệu về Nhà Thờ Giáo Xứ Thuận Hòa

Giáo Hạt Biên Hòa KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai Unnamed Road Vĩnh Phúc VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Mẹ Mân Côi Số Giáo Dân: 4,326 Giáo Dân Linh Mục Chánh Xứ: Giuse Ngô Quốc Thạnh Lịch Thánh lễ Thứ 7: 18:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:45, 06:45, 17:00

Giáo Hạt Biên Hòa
KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai
Unnamed Road Vĩnh Phúc VN
 
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Mẹ Mân Côi
Số Giáo Dân: 4,326 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ: Giuse Ngô Quốc Thạnh
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 18:00
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:45, 06:45, 17:00
 
Giáo Hạt Biên Hòa
 
KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai
Số Giáo Dân:
4,326 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ:
Giuse Ngô Quốc Thạnh
 

Giáo xứ Thuận Hoà

Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1954, một số gia đình công giáo, đa số thuộc Giáo Phận Hải Phòng đến khu đất Bãi De được gọi là ấp Tân Hải, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa định cư lập nghiệp và lập thành Giáo xứ Tân Hải do Cha Đaminh Nguyễn Hữu Độ coi sóc. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Tân Hải dựng một nhà thờ tạm bằng gỗ để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Ba năm sau, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chính thức đổi tên Giáo xứ Tân Hải thành Thuận Hòa và cắt cử cha Đaminh Phạm Quang Khanh làm Cha xứ tiên khởi. Năm 1958, Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thuận Hòa xây lại nhà thờ mới bằng tường gạch và kèo gỗ (13m x 35m).

Nhà thờ Thuận Hòa​ 1958

Qua các thời quý Cha quản xứ, bên cạnh việc nâng đỡ đời sống đức tin cho giáo dân Thuận Hòa, quý Cha đã giúp cộng đoàn tu sửa nhà thờ và hoàn thiện các cơ sở vật chất. Năm 1998, Cha Marcô Nguyễn Tuyến Huyên về phụ trách Giáo xứ Thuận Hòa, Cha Marcô và cộng đoàn khởi công xây dựng nhà thờ mới ngày 17.5.2000 và khánh thành tháng 5.2001. Hai năm sau, Cha Marcô và cộng đoàn Thuận Hòa tiếp tục khánh thành tháp chuông, nhà giáo lý và các tượng đài. Năm 2005, Cha Micae Hoàng Đình Cung được bổ nhiệm đến coi sóc Giáo xứ Thuận Hòa. Cha Micae xây dựng thêm các công trình phụ xung quanh nhà thờ. Năm năm sau, Cha Giuse Nguyễn Văn Hoá kế nhiệm Cha Micae phụ trách Giáo xứ Thuận Hòa. Ngoài việc lát gạch sân nhà thờ và tu sửa các công trình phụ cận, Cha Micae giúp cho các sinh hoạt của cộng đoàn Giáo xứ Thuận Hòa thêm ổn định và phát triển như ngày nay.
Địa dư: Đông giáp suối Tân Hiệp; Tây giáp xứ Phúc Hải; Nam giáp xứ Bình Hải; Bắc giáp phi trường Biên Hoà.
Diện tích: 0,5 km2
Dân số: 5.151 người

  • 1.203 gia đình công giáo, gồm 4.652 giáo dân
  • Tỷ lệ: 90%

Linh mục quản xứ:

  • Đaminh Nguyễn Hữu Độ (1954 – 1958)
  • Đaminh Phạm Quang Khanh (1958 – 1961)
  • Giuse Đặng Văn Qui (1961 – 1974)
  • Giuse Nguyễn Văn Thức (1974 – 1987)
  • Giuse Nguyễn Năng (1990 – 1998)
  • Marcô Nguyễn Tuyến Huyên (1998 – 2005)
  • Micae Hoàng Đình Cung (2005 – 2010)
  • Giuse Nguyễn Văn Hoá (2010 – 2014)

Linh mục đương nhiệm:

Giuse Ngô Quốc Thạnh (2014 – )

Thánh bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
Ngày chầu lượt: 15.08
Dòng tu trong xứ hiện nay: Mến Thánh Giá Xuân Lộc – Cộng đoàn Thuận Hoà
Thống kê

Năm 1974 1985 1995 2005 2013
Giáo dân 2.325 2.516 3.539 4.082 4.652
Gia đình 325 351 915 1.055 1.203
Tu sĩ 1 5 5


Cha xứ và các em thi​ếu nhi

Nguồn: http://giaophanxuanloc.net

 SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ THUẬN HÒA

Phần I – HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ

Theo lời của các vị cao niên trong giáo xứ Thuận Hòa kể lại rằng: Mùa thu năm 1954, theo hiệp định Giơ-ne-vơ 20/07/1954 chia đôi đất nước, mọi người dân Việt Nam có quyền công dân, được tự do cư trú tại các nơi, tại miền Bắc hay miền Nam.

Vào những ngày ấy, nhiều giáo dân gốc địa phân Hải Phòng và các địa phận khác tản cư từ vùng trong ra vùng ngoài. Những giáo dân ở gần tỉnh, cùng tập trung vào một làng “Tề” đã có an ninh để chuẩn bị một chặng đường mới. Trong số đó co giáo dân họ Bình Hoàng và một số giáo dân khác cùng tập chung tại làng Xuân Sơn, có gần 70 gia đình. Họ cùng nhau họp bàn, thao luận để cử người có khả năng hướng dẫn ( vì họ không có linh mục hướng dẫn ) . Giáo dân đã thống nhất chọn ra các vị chức sắc Trùm Chánh, Trùm Phó nhận trách nhiệm liên hệ với giáo quyền, chính quyền lúc bấy giờ ( tỉnh Kiến An ).

Chiều ngày 2/9/1954 được xe nhà bình về đón và tập trung tại trường học Trí Tri (Hải Phòng) chờ tàu thủy để ngày hôm sau xuôi nam. Họ ra đi mang theo một niềm tin mới, một cuộc sống mới, cùng đồng hành với họ có giáo dân các Địa Phận khác. Con tàu Hải Quân Hoa Kỳ đã đưa họ vượt biển khơi, sau đó cập bến cảng Sài Gòn. Một số giáo dân được đưa đi trướcdưới sự hướng dẫn của Linh Mục, số giáo dân còn lại cũng được đưa đi định cư ở vùng đất khác có tên là Hố Nai ( vì họ thuộc địa phận Hải Phòng )

Nhà thờ Thuận Hòa 1958

Khi xe chạy qua Biên Hòa, Ngã ba vườn mít hướng về Hố Nai, ở cây số 3 qua cây cầu Đúc có một trung tâm tiếp cư ( trước kia là trung tâm cải huấn của Pháp nay đã giải thể ) do cha và các thầy dòng Gioan Thiên Chúa dùng làm nơi tiếp đón đồng bào di cư trong thời gian ngắn hạn. Họ xin dừng chân tại đây vì trời đã về chiều. Được sự đồng ý và chấp thuận của cha Dòng, số giáo dân ( nay thuộc giáo dân xứ Thuận Hòa ) được hướng dẫn vô ở tạm trong các nhà giam tù xưa kia, bấy giờ đã được các thầy sửa sang và dọn dẹp sạch sẽ để đón tiếp đồng bào đến tạm cư.Sau khi ổn định nơi tạm cư, các thầy hướng dẫn và giúp đỡ phương tiện để dân có thể liên hệ với Trung Tâm định cư ở Bắc Hải – Hố Nai, vào thời điểm này do Cha xứ Bắc Hải là Cha Phêrô Vũ Trọng Thư, Cha Chính địa phận Hải Phòng để được khai báo trợ cấp lương thực và vật dụng cần thiết cho đời sống.

Tạm trú tại Trung Tâm dòng Gioan Thiên Chúa ( tạm gọi như thế ) được vài tuần, các cụ bàn tính chuyện lâu dài cho đời sống và con cháu mai sau. Một số giáo dân xin về Hố Nai, đi Sài Gòn hay đi Định Tường, Bến Sắn. Số giáo dân làng Xuân Sơn và ít người làng khác, tuy họ có đi tham quan nhiều nơi và Hố Nai nhưng đó không phải là nơi thích hợp để sinh sống lâu dài bởi vì sở trường của họ là nghề nông. Giáo dân đã cử ra một ban Trùm ( nay gọi là hội đồng Giáo Xứ ) đi tham quan khu đất cỏ tranh ở trước mặt trung tâm và liên hệ với dân địa phương. Họ đi qua cầu Đúc, với con suối nước trong vắt, đi theo con đường đất chạy song song với con suối cho tới đầu sân bay Biên Hòa, khoảng hơn 1000m chiều dài, diện tích hôn 50ha tính cả đất xuống bờ suối, toàn cỏ tranh, lác đác nyhững bụi sim, mái, con suối có hai nhánh, một nhánh rừng từ Hố Nai chảy xuống qua bệnh viện Tâm Thần, nhập vào nhánh thứ hai từ trong sân bay chảy ra tạo thành ngã ba suối cùng chảy ra Cầu Đúc. Còn một nhánh từ rừng chồi Bàu Hang chảy ra tạo thành dòng suối chảy suống ngã ba…

Từ đường đất họ rẽ phải, qua cây cầu gỗ theo đường xe bò về phía nhà dân địa phương. Hai bên đường là những cánh đồng lúa sắp bước vào thời vụ thu hoạch, được biết đây là xóm Bàu Hang. Người dân sống ở đây rất hiền hòa hiếu khách và vui vẻ đón tiếp. Họ còn kể cho biết về đời sống, khí hậu và đất đai. Họ chỉ về khu đất đồi tranh trước mặt. xưa kia là rừng cao su của ông Võ Thành Tây, đất hơi xấu nhưng sống được, nước uống hiền lành. Trước kia ở gần bìa suối ngã ba Săn Máu có ít dân cư sinh sống, nhưng vì chiến tranh nên họ ra đi nơi khác. Hiện còn cái giếng ở đấy lúa trồng một vụ, lúa trổ bông cho đến tháng 10 âm lịch thì gặt, vì ở miền nam có hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. Sau lưng nhà dân là rừng cây chồi, tiện cho việc lấy củi và lấy cây làm nhà; xa hơn có những tàn cây lớn, cũng có lắm muông thú: nai, thỏ heo rừng, khỉ và gà rừng . . .

Theo báo cáo và hướng dẫn của Ban Trùm về vùng đất Bãi Re, ngày 1/11/1954 sau khi tham dự Thánh lễ sáng trong trung tâm, một phái đoàn gồm nhiều người làng có trách nhiệm như cụ trùm Sắc, ông Xã Mạch, ông Lý Nhiên, ông Lãm và một số trai tráng ra vùng đất đó để xem xét lại địa thế, một bên là vùng đất khô về mùa nắng có thể canh tác và ở được, một bên có suối và vùng đất thập có thể cày cấy, bên kia suối là ruộng lúa của dân địa phương. Nhận thất đây là vùng đất thích hợp với tập quán dân làng và hơn thế nữa có thể ổn định sinh sống lâu dài. Sau đó họ về trung tâm bàn bạc và quyết định ra vùng đất Bãi Re lập nghiệp. Việc đầu tiên là phải làm và định hướng khu đất, có con đường xe bò từ Bàu Hang ra, cắt ngang khu đất ra làm hai, lên đường đỏ ( nay là con đường vô phường Tân Phong). Họ chọn vùng đất phía ngoài từ Cầu Đúc vô. Trước hết là phát cỏ tranh, chặt cây sim, mái , đốt cỏ hoang, . . . Ai nhận phần đất nào thì cắm cọc, tự do chọn cho mình phần đất thích hợp, không phân lô nhưng thường là họ chiếm đất hai bên mặt đường, sau nhà là đất đề canh tác. Rừng ngay sát bên nên họ có thể chặt cây mang về làm nhà. . . tiên phong ra vùng đất mới có gia đình ông Xã Mạch, ông Lý Nhiên, ông lãm . . . Những nhà tranh vách đất mọc lên khắp nơi, những con người hăng hái bắt tay xây dựng lại cuộc sống từ đầu. Dù khó khăn trước mắt còn nhiều, nhưng trên khuôn mặt họ ai cũng vui tươi, có suối rừng có đất để canh tác họ mãn nguyện vì địa thế mới. Làng mới Bãi Re đã hình thành trong niềm vui sướng của mọi người. Ban sáng họ vào trung tâm Gioan Thiên Chúa để tham dự Thánh Lễ, lúc về lại bắt tay vào việc chăm lo cuộc sống. trưởng trại Bãi Re vẫn là ông Xã Mạch và ông Cách, cùng dăm người cộng tác với các ông để lo toan việc điều động người liên hệ với trung tâm định cư Bắc Hải để lãnh lương thực tiếp tế hàng ngày cũng như hàng tháng. Nhóm khác đi vào rừng chặt cây để làm nhà Nguyện.

Nơi ăn chốn ở tạm ổn định, số giáo dân còn lại tại trung tâm Gioan Thiên Chúa và các nơi khác về đây tập trung mỗi ngày một nhiều. Ai đến sau thì làm nhà theo hai bên con đường đất chạy dọc tới đầu sân bay. Nhờ có khu gia binh của quân đội chạy dọc từ đường đỏ theo quốc lộ về gần chợ Tân Phúc nên mức sinh sống của giáo dân tại Bãi Re đã tạm ổn định. Bãi re đã có những gia đình lấy nghề làm bún để sinh sống, khai hoang đất đai trồng rau, khoai lang, khoai mì, thuê ruộng của dân cày cấy . . . Nhưng hơn thế nữa và hơn bao giờ hết, họ luôn ước mơ có một nhà nguyện để cùng nhau sớm tối sum họp, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Thế rồi ngôi nhà Nguyện mơ ước bấy lâu cũng đã được dụng lên với chiều dài 25m ngang 10m. Tuy chỉ được dụng lên bằng cây rừng, tranh tre vách đất, nền đất, song ngôi nhà Nguyện cũng khá khang trang và thoáng mát, mặt khách nhu cầu phụng tự giáo dân cũng được khỏa lập. Thu xếp mọi công việc xong xuôi, trưởng Bãi Re bấy giờ là ông trùm Ma5chcu2ng một số quý chức lên cha chính Địa phận trình bày về tình cảnh sinh hoạt và đời sống của Giáo dân Bãi Re để xin một cha về coi sóc giáo dân. Ngay sau đó Đức cha chính Địa Phận đã thương ban cho giáo dân một cha xứ mới là cha Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Độ.

Theo quyết định của địa phận Hải Phòng, phân chia khu vực ra làm 6 khu, dọc theo Quốc lộ 1 từ cây số 3 đến cây số 8, cha Isodoro Bùi Thái Học đã đặt tên cho 6 khu Hải Phòng là: Phúc Hải, Tân Hải, Tây Hải, Bắc Hải, Nam Hải và Đông Hải . . .

Kể từ đấy Giáo xứ Tân Hải có ngôi nhà nguyện để làm ngôi Đền Chúa ngự. Ngày ngày luôn có Thánh lễ vào mỗi buổi sáng, sau lễ còn có người ở lại nguyện ngắm, tiếng đọc kinh râm ran mỗi tối . . . lòng sốt mến, lòng cậy trông nơi Thiên Chúa, Mẹ Maria Mân Côi cùng Thánh Cả Giuse trong giáo dân mội ngày một gia tăng, họ đã tìm được niềm vui trong hành trình đức tin của mình qua cha xứ mới. Con đường trước mặt nhà Thờ, nhà xứ được đặt tên là đường Nguyện Hữu Độ.

Cuối thu 1955, trại Bãi Re đã có hơn 50 hộ, khoảng 350 người, nên cha già cố Độ đã tập họp một số quý chức để bàn tính lạ ranh giới cho Giáo xứ. Trước hết lấy đường đất đỏ, từ đầu đường quốc lộ 1 chạy vào rừng tre đầu sân bay Biên Hòa khoảng 1000m và xuống con suối từ sân bay chảy ra khoảng 500m – từ đâu đường đất đỏ ( nay là ranh giới giữa Thuận Hòa và Phúc Hải) dọc quốc lộ 1 khoảng 150m, lấy con suối từ hướng cầu Đúc từ sân bay chảy ra làm đường ranh. Cuối con đường đất đỏ cắm mốc một khu đất 1ha gần rừng tre làm khu nghĩa trang. Một con đường xe bò từ Bàu Hang qua suối lên đường đất đỏ ( đường giáp ranh) ngăn khu đất làm hai khu giáo – khu Gioakim và khu Văn Côi. Bản đồ và đường giáp ranh giáo xứ Tân Hải có từ đây – Những khu đất gần đường giáp ranh vẫn còn hoang chỉ toàn cỏ tranh và bụi cây rừng sim, lác đác vài mái nhà, chủ yếu tập trung ở hai bên đường.

Đầu tháng 10/1956, vì tuổi cao sức yếu nên cha cố Gioan Baotixita xin với Đức cha địa phận bấy giờ là đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền cho Ngài về nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Thủ Đức ( cha cố Gioan Baotixita sinh năm 1883, quê quán Tương Nam-Nam Định, thụ phong linh mục tháng 11/1916 tại Bùi Chu. Qua đời ngày 6/10/1969 tại nhà hưu dưỡng Thủ Đức, hưởng thọ 86 tuổi). Cùng thời gian đó có cha cố Giuse Nguyễn Mạnh Đường về tạm cư tại khu Mân Côi Giáo xứ T6an Hải từ đầu năm. Nay Đức cha Simon Hòa địa phận Sài Gòn thuyên chuyển ngài về coi sóc giáo xứ Phúc Hải và Đức Cha lại bổ nhiệm cho cha Đaminh Phạm Quang Khanh chánh xứ Phúc Hải chính thức nhậm nhiệm sở với tư cách chánh xứ Tân Hải.

Cha Đaminh Phạm Quang Khanh về nhậm chức tại Tân Hải, ngài bắt tay ngay vào việc tu chỉnh ranh giới Giáo xứ: thêm vào bản đồ cũng một con đường thẳng giữa giáo xứ cho tới nghĩa trang (nay là con đường từ công chính Giáo xứ Thuận Hòa), thêm một con đường cắt ngang vùng đất của khu Gioakim và hai đường cắt ngay vùng đất của khu Văn Côi – một đường nhỏ chạy qua nghĩa trang xuống đường Nguyễn Hữu Độ và khoảng cách giữa hai con đường mới mở từ đường xe bò tới đường nghĩa trang; một con đường ngang xuống đường Nguyễn Hữu Độ (đường ngang giáp nhà bà Tặng bây giờ). Ngài chọn một khu đất chính giữa giáo xứ Tân Hải: một phần giáp ranh với đường xe bò, mặt tiền qua ra đường Nguyễn Hữu Độ và mua lại căn nhà của dân sau khi họ dời đi nơi khác, hoán đổi một gia đình về khu nhà cha xứ cũ. Một số gia đình dâng đất trồng mì cho Giáo xứ thành khu đất chạy từ đường mới mở xuống đường Nguyễn Hữu Độ, diện tích lúc bấy giờ là 5166,1m vuông. Để chuẩn bị xây dựng ngôi Thánh đường mới, ngài thiết lập Giáo họ Anna giáo dân sống hai bên đường chính mới mở, phần đường giáp ranh khu Văn Côi lên đường đất đỏ chạy dọc theo quốc lộ 1 về phía cổng Giáo xứ Thuận Hòa. Hai căn nhà Hội quán và một nhà phát thuốc (nhà y tế) đước dỡ bỏ và dời về phần đất giáp đầu nhà dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải và 2 Hội quán về sát tường trước sân nhà thờ. Ngài cho Giáo dân đắp nền xây dựng ngôi nhà thờ tạm để giáo dân tham dự Thánh lễ hàng ngày. . . Cha Đaminh đã rất nhiệt tình và năng nổ, giao thiệp rộng với quý ông tỉnh trưởng Biên Hòa cũng như những đơn vị trong quân đoàn gần đấy lúc bấy giờ nên công việc có phần trôi chảy.

Trung tuần tháng 5/1957, cha xứ cùng toàn thể cộng đoàn khởi công cho ngôi thánh đường mới với chiều dài 35m ngang 13m – ông trùm Mạch huy động thanh niên và mỗi hộ một người cùng chung tay xây đắp nần và xây dựng ngôi Thánh đường. Giáo xứ Tân Hải với địa thế vùng đất mới, giáo xứ mới, giao thông thuận tiện, có thể nói lịch sử của Giáo xứ Tân Hải từ đây bước sang một trang mới. Ngôi Thánh đường với hai hàng cột cao to chắc chắn. Giờ đây giáo xứ đã có nơi thờ phụng xứng đáng. Giáo xứ nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng gìn giữ cách riêng. Ngày ngày tiếng chuông ngân nga nhắc nhở mọi người sống niềm tin vững vàng, phó thác cuộc đời trong tình thương của Thiên Chúa và Mẹ Mân Côi hằng trợ giúp.

Sau khi cùng xây dựng ngôi nhà thờ xong, Giáo dân Tân Hải bắt đầu định hướng làm ăn lâu dài. Địa thế đất đai canh tác ruộng nương, một phần dân thuê ruộng cày cấy, một phần trồng rau xanh và một số buôn bán khác thậm chí có một số gia đình chở cây về nhà làm than, làm củi.

Cha Đaminh Phạm Quang Khanh là người luôn biết chăm lo cho đoàn chiên có công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống, thế nên ngài đã cùng với quý chức: ông Trùm Mạch, ông Ban thư ký, ông Cách liên hệ với ban định cư Hố Nai hỗ trợ thêm quần áo, lương thực thuốc men, các vật dụng nông cụ, và những con trâu cho các hộ ( lúc ấy mỗi gia đình được lãnh một con trâu) . . . Đời sống vật chất đầy đủ hơn và công việc làm ăn của các giáo dân Tân Hải giờ đây thật sự ổn định. “Đất lành chim đậu” vùng đất này giờ đây sẽ là nơi báo thế hệ con cháu người Tân Hải phát triển và lập nghiệp, duy trì nếp sống đạo đức đã được ông cha hun đắp từ bao thuở.

………………….

Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG NHÀ THỜ

THIÊN NIÊN KỶ MỚI – TRỜI MỚI – ĐẤT MỚI.

Nhà thờ được kiến trúc kiểu Tây phương, nhưng lại mang ý nghĩa Đông phương và đúng với truyền thống Thánh Kinh.

Nhà thờ được gọi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền “ Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Gie6rusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời va Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới) trong thiên niên kỷ mới.

Kiến trúc có 2 đường nét mẫu tự: A (alpha) và Ω (omega) ở tiền đường và ở trong gian cung Thánh, “Ta là Alpha và Omega, là đầu và là cuối, là khởi nguyên va cùng tận (Kh 22:13) là chính Thiên Chúa toàn năng siêu việt không gian thời gian chủ tể của vũ trụ vạn vật”.

Trên vòm tiên sảnh là cuốn sách Khải Huyền được mở ra (Kh 22:7-10) mọi mầu nhiệm được giấu kín giờ đây đã được mặc khải cho con người. Trên cuốn sách là chữ Maranatha :” Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến”. Đây là câu cuối cùng của sách Khải Huyền muốn nói đến lòng khát khao, trông đợi của dân Chúa. Dân Chúa đang lữ hành trên trần gian hướng tới ngày cánh chung, ngày đó con người sẽ được vào Trời mới Đất mới. Nếu người ta bước theo Đức Kito là Alpha và Omega. Nói theo cha Feithard de chardin thì con người phải được đi theo tiến trình “ Kitô thành” (chirstogenise) thì mới tới đích được.

Bước vào thiên niên kỷ mới, con người muốn xứng đáng được hưởng “Trời mới Đất mới” cần phải đổi mới chính mình trong Đức Kitô.

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, biết bao thằng trầm cuộc sống, Giáo xứ Thuận Hòa vẫn luôn xác tín mạn mẽ niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa nhân từ.

_ Cậy nhờ Đức Kitô tử nạn và phục sinh là Chúa toàn năng siêu việt không gian – thời gian, chủ tể vũ trụ vạn vật.

_ Nhờ sự che chở phù hộ của Đức Maria Mân Côi bổn mạng của Giáo xứ.

_ Nhờ sự che chở phù hộ của Thánh Cả Giuse gìn giữ các gia đình và là đốc công xây dựng Thánh Đường.

_ Đức Maria – Nữ vương ban sự bằng an

Cầu cho chúng con.

Nguồn: Giáo xứ Thuận Hòa

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên